Trong chế độ dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 5 cần lựa chọn những loại thực phẩm nào tốt cho sự phát triển của thai nhi? Thực phẩm giàu protein, chất xơ, hoa quả tươi, nước và sữa, ngũ cốc là những nguồn dinh dưỡng luôn được ưu tiên hàng đầu.
- Nguyên tắc vàng trong chế độ dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 6
- Nguyên tắc “vàng” dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ
Xem nhanh
Dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 5
Bước vào tháng thứ 5, thai nhi có trọng lượng 240-260g. Lúc này độ dài từ đầu đến chân của bé khoảng 14-16cm. Bé bắt đầu hình thành nên nhiều bộ phận trên cơ thể: mắt, mũi, miệng, móng tay, móng chân. Nhịp đập của tim thai nhi bắt đầu mạnh và nhanh hơn. Theo đó hệ xương của bé cũng dần phát triển chắc khỏe hơn.
Vì lẽ đó mà dinh dưỡng lại có vai trò quan trọng trước những thay đổi của thai nhi. Cơ thể mẹ và bé cần phải phải hấp thu những dưỡng chất cần thiết đầy đủ các nhóm chất: protein, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Thực đơn dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 5 trong một ngày cần có: 200g ngũ cốc, 2 quả trứng gà, 200g các loại đậu hoặc chế phẩm từ đậu, 200g thịt hoặc cá, 250ml sữa, 500g rau xanh, 30ml dầu thực vật.
5 nguồn dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5
1. Uống nhiều sữa và nước
Nước lọc rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt trong giai đoạn mang thai. Khi kích thước của bào thai càng lớn sẽ gia tăng áp lực lên bàng quang. Chính vì lẽ đó mà bà bầu phải đi tiểu nhiều hơn. Do đó việc cơ thể mất nước là hiện tượng phổ biến. Hãy uống ít nhất 2 – 3 lít nước mỗi ngày để bù đắp lượng nước bị mất. Nhu cầu đó tương đương khoảng 10 – 12 ly nước. Hơn nữa uống nước còn giúp bà bầu đẩy lùi chứng táo bón lâu ngày.
Ngoài nước lọc, sữa cũng là thức uống không thể thiếu cho bà bầu. Sữa là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cung cấp protein, chất béo cùng các vitamin và khoáng chất cần thiết. Điều đáng quan tâm hơn trong sữa có chứa DHA tốt cho trí não của bé sau này. Hãy bổ sung 2 – 3 ly sữa mỗi ngày trong khẩu phần dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 5 để bổ sung kịp thời nguồn canxi hỗ trợ hệ xương và răng cho bé.
2. Thực phẩm giàu protein
Protein – thành phần quan trọng cấu tạo nên các bộ phận của bé. Tăng cường protein để hỗ trợ sự hình thành cơ bắp và da cho thai nhi. Nguồn thực phẩm giàu protein như thịt, trứng, sữa và các loại đậu. Khi mang thai, nhu cầu protein của thai phụ tăng thêm 20% so với bình thường.
3. Chất xơ
Lượng chất xơ thai phụ cần hấp thu trong một ngày khoảng 28g. Chất xơ được biết đến như “thần dược” chữa bệnh táo bón hiệu quả. Ngoài ra, chất xơ còn khiến tăng sự nhạy cảm cỉa insulin, giảm thành phần tryglycerid. Nhờ vậy mà lượng mỡ trong máu cũng được cải thiện và giúp bà bầu kiểm soát được cân nặng. Hơn nữa, chất xơ còn làm chậm tăng đường huyết sau ăn. Vì thế, ngay từ bây giờ hãy bổ sung ngay lượng lượng chất xơ dồi dào có trong rau xanh, bắp cải, cà rốt, cà chua, các loại đậu… Trong mỗi khẩu phần ăn, các loại đậu chứa hơn 10g chất xơ. Trong rau, thành phần cellulose liên kết với chất pectin tạo thành phức hợp pectin-cellulose. Chúng kích thích nhu động ruột và tiết dịch ruột mạnh, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
4. Hoa quả tươi
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bà bầu cũng cần bổ sung những khoáng chất và vitamin để tốt cho sức khỏe. Ngoài rau xanh thì hoa quả tươi cũng là nguồn vitamin và khoáng chất tuyệt vời. Táo, bơ, dâu tây, kiwi, nho, cam…sẽ là những loại hoa quả bạn cần lựa chọn ngay trong thời kỳ mang thai.
Trong số đó có quả bơ chứa rất nhiều folate. Nó có công dụng ngăn ngừa dị tật ở thai nhi. Ngoài ra, đây cũng là nguồn dồi dào vitamin B6, A, D và chất xơ. Chúng hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
5. Ngũ cốc
Ngũ cốc bao gồm yến mạch, lúa mạch, bột mỳ, ngô, gạo, kê…Với lượng chất xơ phong phú, ngũ cốc sẽ giúp bạn vượt qua nỗi “ám ảnh” táo bón khi mang thai. Không chỉ thế, ngũ cốc cũng giàu chất sắt giúp bổ máu. Hơn nữa, ít chất béo và ít muối cũng là lợi thế khiến loại thực phẩm này “ghi điểm” với bà bầu. Ăn ngũ cốc bạn sẽ không lo nguy hại đến hệ tim mạch. Hãy bổ sung ngũ cốc trong chế độ dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 5 ngay từ bây giờ nhé!
Theo Dinhduong.online tổng hợp