Bạn đang bước sang tháng thứ 7 của thai kỳ từ tuần 27 đến tuần 30. Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7, bạn đã biết nên chọn những loại thực phẩm nào để đủ chất? Bạn cần cân đối khẩu phần ăn uống ra sao? Bài viết này sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt thời kỳ mang thai tháng thứ 7 nhé!
Xem nhanh
Tháng thứ 7 – Mẹ và bé cùng thay đổi
Tuần 27
Tử cung tiếp tục mở rộng, mẹ tiếp tục chứng kiến thêm vết rạn da. Tăng cân ở giai đoạn này cũng là điều không thể tránh khỏi. Hầu hết bà bầu nào cũng tăng cân từ 8kg đến 11kg. Có thể đi đứng và cân bằng thêm phần khó khăn. Các mẹ gắng chịu khó nhé! Bàn tay bé lúc này cũng đang hoạt động, đôi khi còn mút ngón tay cái để thoải mái hơn.
Tuần 28
Hiện tượng bắt đầu xuất hiện ở tuần này là chuột rút ở chân. Có nhiều trường hợp một số bà bầu sưng nhẹ mắt cá và bàn chân. Những cơn đau rải rác bắt đầu “gõ cửa”. Lúc này, mẹ cũng đi tiểu nhiều hơn do bào thai chèn ép bàng quang. Do đó cơ thể thường xuyên mất nước. Còn về phần bé nặng 1,2kg. Mắt của bé bắt đầu chuyển động nhanh hơn, mí mắt đang mở.
Dựa vào bảng cân nặng thai nhi, các mẹ sẽ biết được tình trạng sức khỏe và tốc độ phát triển của đứa con trong bụng thế nào để từ đó có chế độ ăn uống hợp lý và xây dựng lối sống khoa học. >> Bà bầu ăn gì để…
Tuần 29
Bà bầu sẽ cảm nhận từng ngày cơ thể mình tăng cân dần lên từ 8.5kg đến 11.2kg. Quá trình chuyển dạ cũng bắt đầu từ đây. Nhỏ giọt nước ối, đau lưng, đau bụng kinh… kéo đến. Mẹ cần có chế độ nghĩ ngơi và ăn uống hợp lý để đỡ mệt mỏi hơn. Thời gian này bé của bạn đã biết phân biệt được ánh sáng. Tay và chân của bé vẫn tiếp tục duỗi ra và cử động liên tục.
Tuần 30
Tử cung lúc này dài khoảng 10cm trên rốn. Những cơn đau bụng và khó chịu ở vùng xương chậu sẽ khiến các bà bầu mất sức. Nhưng bù lại, ở tuần này bé nhà bạn đã phát triển đầy đủ lông mi, lông mày và tóc. Cơ thể bé cũng đang dần cân đối và hài hòa hơn.
Cân bằng dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 7
Chủ động kiểm soát cân nặng
Theo bác sĩ, ở thai kỳ tháng thứ 7, cân nặng của bà bầu cần tăng 8-10kg. Nếu vượt quá ngưỡng an toàn này, rất dễ có nguy cơ béo phì. Những tháng cuối mang thai, bà bầu di chuyển khó khăn hơn, thai nhi to hơn, rất dễ gặp khó khăn trong sinh nở. Vì vậy, bạn phải biết khôn ngoan trong việc lựa chọn thực phẩm. Ăn nhiều chưa hẳn đã đủ chất. Hãy chia khẩu phần dinh dưỡng ra thành nhiều bữa. Không nên ăn no quá trong cùng một bữa. Bà bầu cũng cần kiểm tra cân nặng thường xuyên để dễ dàng kiểm soát trọng lượng của mình.
Vấn đề tăng cân cân khi mang thai của chị em phụ nữ cần phải có sự hợp lý theo từng giai đoạn thai kỳ. Nếu tăng cân quá mức hay tăng cân quá ít cũng đều gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là…
Cung cấp đủ lượng chất béo
Tuy chất béo nếu dư thừa có thể gây béo phì nhưng nó cũng là dưỡng chất không thể vắng mặt trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7. Chất béo cấu tạo nên các tế bào thần kinh quan trọng. Chúng chiếm tỷ lệ cao trong võng mạc và chất xám. Bổ sung chất béo đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ thai nhẹ cân hoặc sinh non. Khi chế biến món ăn, bạn có thể cho 1 – 2 muỗng dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu vừng, dầu lạc). Nếu không, bạn cũng có thể ăn trực tiếp lạc, vừng cũng rất cần để bổ sung chất béo đầy đủ cho cơ thể.
Lựa chọn thực phẩm tránh chuột rút
Nếu bạn gặp phải vấn đề chuột rút, hãy để mắt ngay đến thực phẩm giàu canxi và photpho. Theo các nghiên cứu, quá thừa photpho hoặc thiếu canxi sẽ làm cho tình trạng chuột rút thêm nặng hơn. Để khắc phục vấn đề này, hãy lựa chọn thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, cá hồi và súp lơ xanh.
Như vậy, mang thai là cả một quá trình gian nan nhưng cũng đầy hạnh phúc của người mẹ. Qua từng tháng, mẹ sẽ cảm nhận được từng thay đổi và dấu hiệu lớn dần của con. Những nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất sẽ góp phần giúp bạn hạn chế và tránh xa những trở ngại sức khỏe khi mang thai. Vì vậy, nếu có khó khăn và mệt mỏi, bạn hãy cố gắng vượt qua nhé!
Theo Dinhduong.online tổng hợp