3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn thoải mái nhất của người mẹ khi cơn thai nghén đã qua. Tuy nhiên đây cũng là thời gian bé hoàn thiện nhanh nhất. Vì vậy chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ để cơ thể mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển ổn định.
Quý 2 thai kỳ được tính từ tuần 14 đến hết tuần 27. Ở giai đoạn này các mẹ cần ăn đủ chất để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể. Vì thế các mẹ bầu tuyệt đối không được ăn kiêng. Trong tam cá nguyệt thứ 2 này, sự phát triển của thai nhi có nhiều tiến triển thú vị có thể gọi là ngoạn mục.
Xem nhanh
Những biến đổi của thai nhi trong 3 tháng giữa thai kỳ
Tăng cân nhanh chóng: Từ đầu tuần thứ 14 đến hết tuần thứ 27, bé tăng cân rất nhanh. Có thể gấp đôi hoặc gấp 3 lần kích thước ban đầu, đạt từ 50-70gam/tuần.
Phân biệt giới tính: Chắc chắn từ thời điểm này trở đi, bố mẹ có thể biết được giới tính thai nhi thông qua thiết bị siêu âm. Do đó, giới tính thai nhi cũng góp phần thay đổi chế độ ăn uống của mẹ bầu.
Bé có thể nghe: Từ tuần 16-18 thai kỳ, bé có thể nghe được âm thanh bên ngoài. Kỳ diệu hơn là bé có thể phân biệt được giọng nói của mẹ. Thính giác của bé đã được hoàn thiện. Vì vậy, bạn nên cho bé nghe nhạc cổ điển hoặc giao hưởng để tăng trí thông minh cho bé sau này nhé!
Bé mở mắt: Đến gần cuối quý 2 thai kỳ, bé có thể đóng mở mắt như bình thường mà không bị nước ối ngăn cản. Khi ấy, bé lúc tỉnh lúc thức.
Hình thành lông mi: Từ tuần thứ 16-18 của thai kỳ, lông mi của bé bắt đầu xuất hiện.
Bé biết đạp: Từ tuần 18 – 20 trở đi, cơ thể mẹ sẽ cảm nhận được những cú đạp yêu thương của con. Hãy theo dõi thường xuyên để nhận biết tình hình sức khỏe của thai nhi!
Cảm nhận mùi vị thức ăn: Trước đây, thai nhi hấp thu dinh dưỡng bằng cách nuốt nước ối mỗi ngày. Tuy nhiên đến giai đoạn này, bé bắt đầu cảm nhận được mùi vị của thức ăn. Vì vậy, việc lựa chọn thực phẩm an toàn trong chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ là điều rất cần thiết.
Dựa vào bảng cân nặng thai nhi, các mẹ sẽ biết được tình trạng sức khỏe và tốc độ phát triển của đứa con trong bụng thế nào để từ đó có chế độ ăn uống hợp lý và xây dựng lối sống khoa học. >> Bà bầu ăn gì để…
Nguyên tắc trong dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa
1. Bổ sung đầy đủ chất sắt
Thiếu sắt không những làm cơ thể người mẹ thiếu máu mà còn làm giảm tốc độ phát triển của thai nhi. Vấn đề thiếu máu do sắt là thực trạng rất dễ gặp ở phụ nữ mang thai. Cùng với đó là nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thiếu máu dễ dẫn đến sinh non, hiện tượng chảy máu nhiều sau sinh. Vì thế, bổ sung sắt trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ là điều cần phải làm ngay. 15mg sắt là nhu cầu tối thiểu hàng ngày cơ thể mẹ bầu cần hấp thụ.
Nguồn thực phẩm dồi dào hàm lượng sắt như: thịt bò, rau lá có màu xanh đậm (rau chân vịt, cải xoăn), đậu phụ, hạt bí xanh và bí đỏ…Một số trường hợp bà mẹ uống thuốc bổ sung sắt thì cần tham khảo rõ ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia.
2. Không được ăn kiêng
Tăng cân ổn định là điểu hiển nhiên khi mang thai. Điều đó còn là dấu hiệu thể hiện tích cực một thai kỳ khỏe mạnh. Theo khẳng định của Viện Y học Mỹ, mỗi người phụ nữ mang thai cần ăn thêm 300 calo mỗi ngày là đủ cho em bé. Điều cần lưu ý, các chị em đang trong thời gian “bầu bí” không nên ăn kiêng để giảm cân. Nó sẽ mang theo những nguy hiểm tiềm ẩn với thai nhi. Nếu trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ, bạn ăn uống quá khắt khe sẽ khiến bé thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Hãy ăn uống đúng cách và lựa chọn thực phẩm để phân bổ dinh dưỡng phù hợp.
3. Không ăn thực phẩm tái sống
Những món ăn tái sống như phở bò, sushi, các món cá chế biến theo kiểu Nhật…nhìn có vẻ rất hấp dẫn nhưng lại chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Một số loại phổ biến như: vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy và các bệnh đường ruột, vi khuẩn Salmonella gây viêm đường ruột và thương hàn, ký sinh trùng Toxoplasmosis, mầm giun sán… Nếu không muốn “vướng” vào bệnh tật, suy giảm hệ miễn dịch, sinh non hoặc sảy thai thì các bà bầu không nên lựa chọn những món trên vào thực đơn hàng ngày. Khi ăn nhớ nấu kỹ, uống nước đun sôi để đảm bảo vệ sinh.
4. Nói “không” với đồ uống kích thích và có cồn
Đồ uống kích thích (trà, cà phê) và thức uống có cồn (rượu, bia) cần được gạt tên ra khỏi khẩu phần dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ. Bởi chúng không bao giờ tốt cho sức khỏe bà bầu dù chỉ một lượng nhỏ. Thông qua cuốn rốn, chúng sẽ nhanh chóng thâm nhập vào thai nhi gây chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Trong một nghiên cứu đã được tiến hành năm 2008, phụ nữ dùng hơn 200 mg caffeine phải đối mặt với nguy cơ sảy thai gấp 2 lần so với phụ nữ bình thường không dùng caffeine.
5. Hạn chế nêm nếm bằng bột ngọt
Tuy bột ngọt (mì chín) là loại gia vị phổ biến trong các món ăn châu Á nói chung và món ăn Việt nói riêng. Thế nhưng trong bột ngọt có thành phần Sodium glutamate khiến cơ thể mẹ bầu hấp thu kẽm kém hơn. Ăn quá nhiều bột ngọt có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, trong chế biến các món ăn dinh dưỡng hàng ngày, mỗi chúng ta nên hạn chế nêm nếm bột ngọt. Ngay cả những người đã có tiền sử nhạy cảm với bột ngọt trước khi mang thai thì càng tránh xa trong suốt 9 tháng thai kỳ.
Bà bầu nên ăn gì vào 3 tháng cuối của thai kỳ? Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối cần lưu ý vấn đề gì? Đừng bỏ qua bài viết này nhé! Bà bầu cần bổ sung canxi thế nào? Chế độ dinh dưỡng khi mang thai…
Nhìn chung chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa có phần “thoải mái” hơn và không quá khắt khe. Thời gian này các chị em nên tìm hiểu nhiều thông tin dinh dưỡng hơn để chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của thai nhi.
Theo Dinhduong.online tổng hợp