Bạn đang mang thai tháng thứ 2 và vô cùng mệt mỏi với giai đoạn thai nghén. Dẫu biết rằng bổ sung dinh dưỡng từ thức ăn hàng ngày là cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe và tinh thần. Thế nhưng không phải món ăn nào cũng phù hợp cho thai phụ. Sau đây là những loại thực phẩm cần kiêng khem trong chế độ dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 2 cần lưu ý.
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 4 đúng cách
- Thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
- Nguyên tắc vàng trong dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ
Xem nhanh
Lưu ý khi chọn cá biển
Cá được xem là một trong những loại thực phẩm giàu dưỡng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe. Cá cung cấp chất đạm, chất khoáng, các vitamin và các axit béo lành mạnh như omega – 3. Ở những loại cá biển đa số đều chứa thủy ngân. Đây là một kim loại rất độc hại nếu đưa vào cơ thể. Nếu tích tụ nhiều thủy ngân ở phụ nữ mang thai có thể gây tổn thương đến não của bé. Theo cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) thống kê 5 loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao nhất: cá thu to, cá mập, cá kiếm, cá ngừ, cá pecca vàng. Vì thế chúng ta cần lưu ý đối với những món chế biến từ cá nhé!
Nói “không” với thức uống có cồn
Rượu, bia luôn là những cái tên cần được gạt bỏ ngay trong chế độ dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 2. Uống rượu khi mang thai là điều luôn luôn cấm. Chất cồng đi qua nhau thai xâm nhập vào cơ thể thai nhi. Nó có thể làm cho một vài bộ phận của bé bị biến dạng, dị tật bẩm sinh. Bé sẽ chậm phát triển hoặc kém thông minh. Vì vậy, bà bầu dù là đang mang thai ở giai đoạn nào cũng cần kiêng rượu, bia ngay.
Việc sử dụng rượu bia quá mức không chỉ dẫn đến tình trạng say rượu thông thường, mà còn có nguy cơ gây ngộ độc rất có hại cho sức khoe. Hầu hết các trước hợp ngộ độc rượu đều được nhận định do uống quá nhiều rượu có pha…
Không nên ăn măng tươi
Măng tươi chứa nhiều độc tố gây hại cho cơ thể. Món ăn này cần được hạn chế trong khẩu phần dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 2. Cụ thể là chất glucozit khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, nó sẽ bị thủy phân thành acid xyanhydric (HCN). Chính HCN là “thủ phạm” chính gây nên tình trạng ngộ độc. Bạn có sở thích ăn các món chế biến từ măng tươi. Hãy dừng lại ngay hoặc ăn với số lượng thật ít. Nếu đang mang thai, bạn không được dùng vượt quá 200 – 300g măng/ngày. Nếu thèm, bạn có thể mua măng tươi đã được chế biến an toàn. Nên luộc sôi kỹ khoảng từ 2 đến 3 lần để giảm độc tố. Khi đã sôi, hãy mở nắp ra để độc tố được thoát ra ngoài.
Hạn chế nước dừa
Theo quan niệm dân gian, bà bầu uống nước dừa nhiều thì con sinh ra sau này có làn da trắng trẻo. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều đó. Trong nước dừa có nhiều chất béo (chiếm khoảng 2%). Uống nước dừa không tốt cho hệ tiêu hóa. Do có tính hàn nên dễ gây lạnh bụng, đầy bụng, khó tiêu. Trong những tháng đầu của thai kỳ, nước dừa khi vào cơ thể sẽ làm trầm trọng thêm cơn ốm nghén. Lời khuyên tốt nhất là từ tháng thứ 4,5,6 trở đi bạn hãy uống nước dừa. Còn bây giờ, trong chế độ dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 2, hãy hạn chế và tốt nhất đừng nên uống nhé!
Khi đến tháng thứ 3 của thai kỳ, hầu như tất cả cơ quan nội tạng của thai nhi đã được hình thành. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn người mẹ khổ cực nhất với những triệu chứng ốm nghén hoành hành. Chúng tôi xin được mách bạn cách ăn uống theo…
Theo Dinhduong.online tổng hợp