Khi đến tuần thai thứ 11, tuy người phụ nữ vẫn còn nhiều mệt mỏi nhưng cơ thể đã quen với những thay đổi về thể chất. Một số người có thể còn gặp chứng buồn nôn. Theo lời khuyên của các chuyên gia, để khắc phục tình trạng này trong khẩu phần dinh dưỡng mang thai tuần 11 nên chia ra thành 5 hoặc 6 bữa nhỏ, tập trung nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Dinh dưỡng cân đối và ăn uống điều độ, đủ chất góp phần giúp thai nhi khỏe mạnh, giúp mẹ bầu vượt qua cơn ốm nghén dễ dàng hơn.
Xem nhanh
“Chiêu” giúp mẹ bầu “đối phó” cơn ốm nghén
– Không để bụng đói ngay khi thức dậy hãy ăn nhẹ một cái gì đó để lót dạ nhé.
– Uống nhiều nước trong suốt thai kỳ.
– Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ, khoảng 5-6 bữa/ngày, tránh ăn quá no.
– Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý. Nếu cơ thể mẹ rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt sức thì tình trạng ốm nghén càng tồi tệ hơn đấy.
– Tránh xa các món dầu mỡ, quá cay hoặc quá mặn.
– Hạn chế vào bếp nhé, bởi mùi thức ăn sẽ khiến cơn buồn nôn đến gần hơn.
– Khi cảm nhận cơn ốm nghén “đang đến gần”, mẹ hãy uống 1 ly nước chanh tươi để giảm cảm giác “muốn nôn” ngay nhé!
– Ngậm một lát gừng tươi hay uống trà gừng để giảm nôn.
– Nghiền vài hạt cây thì là cho vào nước nóng và uống như trà.
– Ngửi mùi của vỏ quýt, cam hoặc bưởi khi buồn nôn.
Nguồn dinh dưỡng mang thai tuần 11 cần chú ý
– Thực phẩm giàu vitamin B6: Những triệu chứng như buồn nôn, khó chịu rất có thể sẽ đạt đỉnh điểm ở những tuần thai nghén trong 3 tháng đầu. Bởi vậy mà cung cấp thực phẩm giàu vitamin B6 là một trong những việc rất cần thiết.
– Thịt, sữa: Đây là nguồn thực phẩm các mẹ không thể nào bỏ qua trong bữa ăn hàng ngày của mình. Trong thịt và sữa chứa nhiều nguồn chất khoáng, protein và canxi tốt cho sự hình thành và phát triển của cả mẹ và bé.
Dẫu biết rằng con có thông minh hay không một phần là do gen di truyền nhưng theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng còn có rất nhiều yếu tố khác giúp trẻ tăng chỉ số IQ. Một trong những yếu tố quan trọng đó là nguồn thực…
– Bổ sung chất xơ, chống táo bón: Do thời kỳ mang thai, chất kích tố tăng cao, tử cung to dần và chèn ruột. Do đó dễ sinh ra bệnh táo bón, bệnh trĩ. Vì thế, thai phụ nên ăn nhiều thức ăn có chứa chất xơ như: trái cây, rau, các loại đậu, uống các loại sữa, tiếp đến là vận động thích hợp.
– Hoa quả tươi: Trong thời gian mang thai, tốt nhất là ăn hoa quả tươi thay vì hoa quả đóng hộp để tránh gây ra axit. Trái cây là một “kho” các loại vitamin, vì vậy, nên chọn trái cây nhiều màu sắc vì chúng chứa nước, chất xơ và chất chống oxy hoá tự nhiên. Nếu bạn muốn tăng cân thì có thể ăn hoa quả ngọt, ví dụ như chuối…
Hoa quả luôn được kiến nghị ăn thường xuyên để bổ sung dưỡng chất, vitamin tốt cho cơ thể. Tuy vậy, khi mua hoa quả về nên được rửa sạch để đảm bảo loại bỏ được độc tố, hóa chất bám trên hoa quả. Việc rửa sạch hoa quả tưởng…
Những món nên kiêng trong thai kỳ
– Hải sản giàu thủy ngân: Hải sản giàu thuỷ ngân có liên quan tới suy giảm chức năng não của bào thai.
– Thực phẩm đóng hộp: Có thể là cá ngừ hoặc đậu Hà Lan, hoặc dứa… hàng hóa đóng hộp được tẩm thừa đường và muối. Chúng cũng chứa các hương vị nhân tạo và chất bảo quản. Thay vì dùng đồ hộp, hãy lựa chọn những thứ tự nhiên.
– Đồ ăn vặt: Không cần nói, đồ ăn vặt như bánh mỳ kẹp thịt, pizza… có vẻ hấp dẫn giai đoạn này. Nhưng nên tránh chúng càng nhiều càng tốt, vì đồ ăn vặt ngoài yếu tố thiếu vệ sinh thì còn có thể chứa vi sinh vật gây bệnh.
– Những loại rau quả dễ gây sẩy thai: khổ qua (mướp đắng), rau răm, dứa, đu đủ xanh, đào, nhãn, khoai tây mọc mầm…
Tuần thứ 12 là thời điểm mẹ bầu chuẩn bị kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất. Nhiều người đã sớm nói lời tạm biệt với chứng ốm nghén nhưng một số người vẫn còn phải nhọc nhằn chống lại hiện tượng ốm nghén, khiến việc ăn uống bị ảnh…
Các mẹ bầu hãy tìm hiểu kĩ để thận trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm nhé!
Theo Dinhduong.online tổng hợp