Hoa quả luôn được kiến nghị ăn thường xuyên để bổ sung dưỡng chất, vitamin tốt cho cơ thể. Tuy vậy, khi mua hoa quả về nên được rửa sạch để đảm bảo loại bỏ được độc tố, hóa chất bám trên hoa quả. Việc rửa sạch hoa quả tưởng chừng đơn giản, nhưng nếu thực hiện không đảm bảo có thể gây ra các nguy cơ ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy do nhiễm độc bám trên lớp vỏ. Cùng học cách rửa hoa quả đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà.
1. Cách rửa hoa quả tiêu chuẩn
Để có được loại hoa quả, trái cây chất lượng, màu sắc tươi mới, người ta thường kết hợp sử dụng biện pháp nuôi trồng với hóa chất, thuốc trừ sâu. Những loại hóa chất này thường bám nhiều trên lớp vỏ, khi ăn vào có thể gây ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy… Hơn nữa, các loại bụi bẩn bám trên hoa quả từ khi nuôi trồng cho đến khi vận chuyển cũng cần được rửa sạch sẽ, để phòng tránh nguy cơ nhiễm giun, sán…
Cách rửa hoa quả tiêu chuẩn cần bao gồm các bước sau:
– Dùng một chậu nước, cho hoa quả vào và từng loại hoa quả nhẹ tay để tránh làm dập.
– Đổ phần nước đầu và rửa lại lần nữa bằng cách ngâm trái cây với chậu nước thứ 2. Cho thêm chút muối ngâm hoặc dùng dấm, để loại bỏ vi trùng bám trên lớp vỏ, ngâm từ 10 đến 15 phút. Có thể dùng nước vo gạo, hoặc nước nghệ… đỏ loại thải chất độc bám trên vỏ, những loại nước này đề có tính kháng khuẩn cao.
– Rửa lại lần nữa với nước sạch, không nên xối nước trực tiếp lên hoa quả có thể làm dập và khiến nước vào bên trong, gây đau bụng khi ăn.
– Lau lại trái cây với khăn sạch mềm, hoặc giấy mềm.
2. Cách rửa hoa quả ở từng loại
Ngoài ra mỗi loại hoa quả cũng có thể áp dụng các cách rửa khác nhau, để đảm bảo luôn giữ được độ tươi mới của trái cây sau khi rửa:
– Dâu tây
Bỏ những quả đã bị dập, bẩn bởi khả năng nhiễm khuẩn, sán cao có thể gây hại cho dạ dày. Rửa sạch dâu tây trong chậu nước, rửa 3 lần để đảm bảo dâu tây sạch và loại bỏ được hóa chất, có thể ngâm thêm chút dấm để tẩy độc ở nước rửa thứ 2. Để ráo hoặc lau sạch với khăn mềm. Phần cuống của dâu nên được cắt sau khi đã rửa sạch dâu, cắt cuống trước khi rửa sẽ khiến nước lạnh thấm vào dâu, khiến dâu ăn không ngon và có thể gây đau bụng.
Các đầu bếp trứ danh thường dùng rượu vang trắng rửa dâu để giữ được mùi vị, hãy thử áp dụng nếu bạn muốn dùng dâu cho những món tráng miệng đặc biệt.
– Nho
Nho thường rất dễ dập, hỏng và bị nhiễm nước lạnh nếu không được rửa đúng cách. Hơn nữa vỏ nhỏ rất dễ thu hút bụi bẩn và vi khuẩn. Một số người thường không có thói quen lột vỏ nhỏ mà ăn trực tiếp, nếu rửa không sạch sẽ gây nguy cơ ngộ độc.
Khác với các cách thông thường, để nước chảy ở mức nhẹ, rửa nho lần đầu dưới vòi nước. Sau đó ngâm nho trong chậu nước, để 5 phút và vớt ra để ráo. Không nên dùng giấy ăn, khăn lau cho nho khô mà nên để ráo tự nhiên.
– Cam, chanh
Những loại quả ăn bỏ vỏ như cam, chanh vẫn có thể gây ngộ độc nếu không được làm sạch trước khi ăn hoặc chế biến. Hãy rửa cam, chanh trong nước nóng để loại bỏ được hết chất bảo quản trên bề mặt rửa lại dưới nước vòi nước lạnh, trước khi ăn.
– Táo
Táo thường được ăn cả vỏ để đảm bảo hấp thu đầy đủ dinh dưỡng. Tuy vậy nếu ăn vỏ táo chưa được rửa sạch, khả năng ngộ độc sẽ rất cao. Hãy rửa táo trong nước sạch nhiều lần, ngâm táo trong nước muối pha loãng trong 15 phút, và rửa lại với nước sạch lần cuối. Lưu ý rửa kĩ phần núm của táo bởi nơi này bám rất nhiều bụi bẩn.
Lau sạch táo và ăn khi còn mới, không nên cắt táo và để quá lâu bên ngoài không khí có thể gây giảm thiểu dưỡng chất của táo.
Học cách rửa hoa quả đúng cách giúp bạn phòng tránh được những nguy cơ gây ngộ độc do ăn hoa quả. Tình trạng hoa quả được sử dụng hóa chất để nuôi trồng luôn thường xuyên diễn ra, cần hết sức lưu ý và chọn lựa hoa quả có nguồn gốc rõ ràng để bảo vệ sức khỏe.
Theo Dinhduong.online tổng hợp