Nhiều người thường có thói quen nhịn ăn chỉ vì muốn giảm cân nhanh chóng, ngủ dậy muộn không ăn sáng hoặc do công việc quá bận rộn. Tuy nhiên họ không thể lường trước được những tác hại của việc nhịn đói. Có thể bỏ ăn một bữa không vấn đề gì nhưng nếu nhịn ăn liên tục sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Những tác hại của việc nhịn đói
1. Hạ đường huyết
Đường huyết là nồng độ glucose trong máu, là sản phẩm của quá trình phân hủy carbonhydrate trong thức ăn. Tùy thuộc vào loại thức ăn mà lượng đường trong máu lên cao hay ở mức trung bình. Đây cũng giống như nhiên liệu giúp các bộ phận trong cơ thể hoạt động bình thường.
2. Gây hại cho tim mạch
Theo Style Craze, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA (Mỹ) cho biết nam giới bỏ bữa sáng tăng 27% nguy cơ kéo dài cơn đau tim so với những người ăn sáng. Những người nhịn bữa sáng nhạy cảm với chứng tăng huyết áp, dẫn đến tắc nghẽn động mạch. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch mãn tính, bao gồm đột quỵ.
3. Rối loạn trao đổi chất
Khi bạn bỏ bữa thường xuyên, hệ thống trao đổi chất của cơ thể cũng thay đổi. Khi ở trạng thái đói, sự trao đổi chất tổng thể sẽ giảm. Vì vậy, cơ thể có xu hướng tăng cường tích trữ năng lượng dưới dạng mô mỡ khi bạn ăn nhiều hơn. Điều này tác động tiêu cực đến quá trình giảm cân và ăn kiêng của bạn.
4. Trào ngược dạ dày
Mỗi lần bỏ bữa, dạ dày của bạn vẫn sản xuất lượng axit nhất định mặc dù không có thức ăn để tiêu hóa. Lượng axit dư thừa này sẽ khiến niêm mạc dạ dày tổn thương, dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, đau bụng, khó tiêu… Thói quen này là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ợ chua, trào ngược dạ dày.
Hiện tượng ợ chua (hay còn gọi là chứng trào ngược dạ dày) là tình trạng của bệnh dạ dày. Khi acid hoặc mật trào ngược vào dạ dày kích ứng màng bao tử, gây cảm giác nóng rát vùng dưới ngực, tạo mùi chua trong miệng… Bệnh đường ruột…
5. Tác động tiêu cực đến tâm trạng và năng lượng
Một nhóm nghiên cứu người Anh đã tiến hành theo dõi 144 người khỏe mạnh trải qua một đêm không ăn uống. Những người này được chia thành 3 nhóm: nhóm 1 được ăn sáng, nhóm 2 chỉ uống cà phê và nhóm 3 không ăn sáng. Họ được theo dõi trong vòng 2 giờ.
Kết quả cho thấy nhóm không ăn sáng cảm thấy mệt mỏi và khả năng ghi nhớ kém nhất. Hai nhóm 1 và 2 không có sự khác biệt đáng kể. Như vậy, nhịn ăn sáng làm giảm năng lượng và ảnh hưởng tiêu cực đến bộ nhớ.
6. Tăng nguy cơ ung thư
Bỏ bữa sáng khiến bạn ăn uống vô độ trong các bữa khác trong ngày, dẫn đến béo phì. Theo một đánh giá của trung tâm nghiên cứu ung thư tại Anh, những người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao phát triển bệnh ung thư.
7. Giảm trí nhớ
Khoa học đã chứng mình rằng chất béo chính là nguồn năng lượng chính giúp não hoạt động tốt. Thế nên, việc ăn quá ít thực phẩm chứa chất béo sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, ảnh hưởng trực tiếp đến trí nhớ với biểu hiện rõ nhất là chứng hay quên.
Dạo này bạn hay quên, hiện tượng này làm ảnh hưởng đến công việc của bạn. Vậy nên ăn những loại thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ nào để khắc phục tình trạng này. Thực phẩm bổ sung vitamin C giúp tăng sức đề kháng Dưới đây là danh…
8. Ảnh hưởng chức năng nhận thức
Một chế độ ăn uống khoa học với bữa sáng đầy đủ sẽ đảm bảo chức năng nhận thức tốt hơn. Thử nghiệm trên 2 nhóm thiếu niên độ tuổi 12-15 tuổi với một nhóm ăn sáng đầy đủ, nhóm còn lại phải nhịn bữa sáng. Kết quả cho thấy nhóm ăn sáng có khả năng quan sát với độ chính xác cao hơn nhóm nhịn ăn sáng.
9. Rụng tóc
Những bữa ăn ít protein ảnh hưởng đến mức độ keratin, ngăn ngừa quá trình mọc tóc, thậm chí gây rụng tóc. Trong khi đó, bữa sáng là bữa ăn quan trọng trong ngày và có vai trò thúc đẩy chân tóc mọc thêm. Vì vậy, muốn sở hữu một mái tóc khỏe, không gãy rụng, hãy đảm bảo bữa sáng giàu protein mỗi ngày.
10. Nguy cơ tăng cân
Nếu bạn đang muốn giảm cân bằng cách bỏ bữa sáng, hãy suy nghĩ lại. Theo các nghiên cứu về tác động tiêu cực khi nhịn ăn sáng, thói quen này lại gây tăng cân. Khi bạn không ăn sáng, cảm giác thèm ăn chất béo và đồ ngọt càng tăng cao. Ngoài ra, cơn đói sẽ gây căng thẳng, ngăn cản quyết tâm giảm cân của bạn, bạn sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn vào những bữa sau.
Một số kiểu ăn uống lành mạnh giúp kéo dài tuổi thọ
– Ăn uống điều độ: Một ngày ba bữa là kiểu ăn uống từ lâu của tổ tiên loài người, đã trở thành đồng hồ sinh học của con người. Do đó, kiên trì ăn uống điều độ đúng giờ cũng là cách dưỡng sinh tốt nhất vì hệ tiêu hóa cùng các cơ quan khác trong cơ thể sẽ có “lịch làm việc” điều độ, không bị căng thẳng và quá tải.
– Ăn nhạt: Ăn nhạt bao gồm cả ăn ít muối, ít đường, ít dầu. Hiện nay mọi người đều coi việc ăn nhiều muối, nhiều dầu và nhiều đường là “ba tác hại lớn”, nó liên quan đến phần lớn các bệnh về trao đổi chất. Để đối phó, chỉ có ăn nhạt mới có thể được giải quyết.
– Ăn nhiều món: Ăn tạp tức là món gì cũng phải ăn, không kén ăn và tốt nhất nên ăn đồng thời nhiều món. Đây thể hiện đầy đủ nguyên tắc thực phẩm bổ sung lẫn nhau, bởi vì ngoài sữa mẹ ra, không có loại thực phẩm nào đủ thành phần dinh dưỡng cả về chất và lượng đáp ứng nhu cầu cơ thể, chỉ có “ăn tạp” mới có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng. Do đó, các nhà khoa học Nhật Bản khuyên rằng, mỗi ngày ăn tối thiểu 30 loại thực phẩm, song cũng không cần áp dụng triệt để, nếu có thể, hãy 10 – 15 loại mỗi ngày.
– Ăn chín: Tức là thức ăn phải được nấu chín, không nên ăn sống vì thức ăn qua nhiệt độ cao có thể tiêu diệt vi khuẩn, phân hủy, bay hơi hoặc chuyển hóa các chất độc hại, đồng thời còn bảo đảm các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm. Do đó, ăn chín vừa giúp an toàn dinh dưỡng, lại giúp cơ thể tiêu hóa tốt.
Theo Dinhduong.online tổng hợp