Thèm ăn khi mang thai là một hiện tượng phổ biến, thường xuất hiện trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất và dần mạnh mẽ hơn vào kỳ thứ 2. Vậy việc thèm ăn trong thai kỳ có tốt cho sức khoẻ bà bầu hay không? Hãy cùng giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Xem nhanh
1. Nguyên nhân khiến mẹ thèm ăn khi mang thai
Hầu hết nguyên nhân gây thèm ăn trong thời gian mang thai là do sự thay đổi hormone
Dưới góc độ khoa học, cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu xác thực nào có thể lý giải nguyên nhân khiến bà bầu cảm thấy thèm ăn. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Theo đó, sự giao thoa của estrogen và progesterone có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, vị giác và khứu giác, dẫn đến cảm giác thèm ăn mạnh mẽ.
Không chỉ vậy, việc thèm ăn còn chứng tỏ cơ thể đang thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng. Khi mẹ bầu thiếu dinh dưỡng cũng đồng nghĩa với việc mẹ sẽ muốn ăn nhiều hơn.
2. Mẹ thường thèm ăn khi mang thai vào thời điểm nào?
Hầu hết phụ nữ mang thai sẽ bắt đầu thèm ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ, trở nên mạnh hơn trong 3 tháng thứ hai và giảm dần vào giai đoạn sau của thai kỳ. Ngoài ra, tùy cơ địa mà giờ ăn của mỗi người cũng khác nhau. Thông thường, một số người thèm ăn trong một ngày, một tuần hoặc một tháng. Đặc biệt là sau khi sinh con, vẫn có một số thai phụ duy trì ham muốn này, thậm chí là cả đời.
Bầu ăn gì để vào con không vào mẹ là thắc mắc thường gặp của nhiều mẹ lần đầu có con. Bởi lẽ, chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ quyết định rất lớn đến sự phát triển thể chất và trí não của thai nhi. Hãy cùng tìm hiểu…
3. Những cách hạn chế thèm ăn khi mang thai đơn giản và hiệu quả
3.1 Ăn những thực phẩm lành mạnh
Một cách giúp mẹ bầu vượt qua thèm ăn khi mang thai đó là chuẩn bị sẵn những món đồ ăn nhẹ lành mạnh. Theo các chuyên gia, bà bầu có thể bổ sung những thức ăn nhẹ như trái cây, các loại hạt. Điều này không chỉ giúp mẹ giải tỏa được sự thèm ăn mà còn tốt cho sức khoẻ.
3.2 Uống nhiều nước
Bà bầu nên uống ít nhất 8 cốc nước trong một ngày
Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày là điều rất quan trọng khi bạn mang thai. Uống không đủ nước có thể dẫn đến mất nước – một trong những nguyên nhân gây ra thèm ăn khi mang thai. Do đó, khi hiện tượng thèm ăn xuất hiện, mẹ hãy thử uống một cốc nước và đợi khoảng 10 phút.
3.3 Đừng bỏ qua bữa sáng
Bà bầu nên bắt đầu một ngày mới với bữa ăn cân bằng và giàu dinh dưỡng. Điều này sẽ giúp bạn không cảm thấy cần phải ăn nhẹ các loại thực phẩm không lành mạnh giữa các bữa ăn. Một số món ăn sáng có lợi cho sức khoẻ bà bầu có thể kể đến như bột yến mạch, trứng luộc, một quả cam hay một ly sữa.
3.4 Tập thể dục
Rèn luyện thân thể là một cách hiệu quả để mẹ vượt qua cảm giác thèm ăn khi mang thai
Nếu cảm giác thèm ăn thường xuất hiện trong đầu vào khoảng 3 giờ chiều, hãy thử đánh lạc hướng bản thân bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Theo các chuyên gia, bà bầu có thể lên lịch đi bộ ngắn vào những thời điểm mà cảm giác thèm ăn trở nên dữ dội nhất.
3.5 Dành thời gian nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi nhiều là một cách dễ dàng để chống lại cảm giác thèm ăn. Rất có thể, khi bạn mệt mỏi hoặc xuống sức, điều đầu tiên bạn phải làm là ăn một ít thức ăn vặt. Để giúp bạn tránh khỏi cảm giác thèm ăn này, bạn nên chợp mắt khi bắt đầu cảm thấy nhu cầu ăn vặt. Thậm chí chỉ 20 phút ngắn ngủi cũng có thể tái tạo mức năng lượng của bạn và kiềm chế cảm giác thèm ăn khi mang thai trong vài giờ.
Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về hiện tượng thèm ăn khi mang thai. Mẹ bầu hãy thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Điều này không chỉ tăng cường sức khoẻ của bà bầu mà còn đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Nguồn tham khảo:
https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/goi-y-cho-me-bau-cach-kiem-soat-tot-khi-them-an