Cách nhận biết và phòng tránh ngộ độc sắn

Tác giả: admin

Ngộ độc sắn

Sắn là một loại thực phẩm phổ biến cũng như có hương vị thơm ngon nên được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên nếu không cẩn thận trong qua trình chế biến thì rất dễ dẫn tới ngộ độc sắn và có nguy cơ tử vong cao một khi không được cấp cứu kịp thời. Dưới đây là những thông tin cần thiết về nguyên nhân cũng như các phòng tránh ngộ độc sắn mà bạn nên biết.

1. Nguyên nhân gây ra ngộ độc sắn

Khoai mì hay còn có tên gọi khác sắn là một dạng thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột vô cùng dồi dào và là nguồn cung cấp năng lượng đồng thời còn có các dưỡng chất khác cho cơ thể như kali, chất xơ… Sắn không chỉ là một món ăn phổ biến ở vùng quê, các vùng núi cao mà còn được khá nhiều người dân thành phố ưa chuộng. Tuy nhiên, trong qua trình chế biến sắn cần có những lưu ý nhất định, nếu không sẽ gây ra tình trạng ngộ độc rất nguy hiểm, gây ngạt và thiếu oxy lên não.

Nguyên nhân gây ra ngộ độc sắn
Trong sắn có chứa chất HCN gây ngộ độc

Việc ngộ độc sắn là do trong dạng thực phẩm này có chứa loại độc tố glucosid trong quá trình vào dạ dày gặp phải men tiêu hóa, axit hoặc nước đều sẽ bị thủy phân, giải phóng axit cyanhydric hay HCN. Đây là một chất cực độc, chỉ khoảng 20 gram là đủ gây ra hiện tượng ngộ độc và nếu trên 50 gram thì sẽ dẫn tới tử vong. Chất HCN có nhiều nhất trong lá, vỏ cây và vỏ của củ sắn, thông thường thì giống sắn ngọt có hàm lượng HCN ít hơn loài sắn đắng. Tình trạng ngộ độc sắn là do ăn phải sắn sống hay khi chế biến không rửa sạch, ngâm kỹ, để cả vỏ và nấu chưa chín hẳn.

Phòng tránh ngộ độc nấm như thế nào

Nhiều người cho gà, chó… ăn nấm trước, nếu sau 1- 2 giờ không chết hoặc không bị ngộ độc thì kết luận là nấm không độc, cách này là hoàn toàn sai lầm. Cách nhận biết cá nhiễm độc phenol cho bạn khi đi chợ Nấm ô tán trắng…

2. Triệu chứng của ngộ độc sắn

Ngộ độc sắn
Choáng váng, buồn nôn là triệu chứng thường thấy khi ngộ độc sắn

Biểu hiện của ngộ độc sẽ xuất hiện từ 1-3 tiếng đồng hồ sau khi ăn sắn. Các dấu hiệu ban đầu thường là choáng váng, nóng bừng cả người, ù tai, chân tay bị tê, buồn nôn và đau bụng. Nếu ăn quá nhiều sắn thì tình trạng có thể nghiêm trọng hơn, chất HCN bắt đầu tác động lên chuỗi tế bào gây thiếu oxy hiến người bệnh bị khó thở và bắt đầu có các cơn co giật. Người bệnh còn có thể bị rối loạn nhịp thở, giãn đồng tử, hạ huyết áp, hôn mê, trụy mạch. Nếu không có cách cứu trị kịp thời thì có thể dẫn tới nguy cơ tử vong cao.

3. Nên làm gì khi bị ngộ độc sắn?

Nếu các tình trạng ngộ độc chỉ ở mức nhẹ và người bệnh còn tỉnh táo thì nên giúp họ nôn để đẩy bớt phần chất độc ra ngoài. Sau đó thì cần bổ sung lại nước bằng một ly nước đường đễ tránh bị rối loạn điện giải cũng như kiệt sức do mất năng lượng sau khi nôn. Bạn nên đưa người bệnh tới ngay trung tâm y tế gần nhất để có cách chữa trị đúng đắn, đặc biệt là khi nạn nhân có các triệu chứng ngộ độc nghiêm trọng. Tuyệt đối không nên tự ý uống thuốc hay dùng các mẹo dân gian chữa trị vì có thể khiến cho tình trạng bệnh diễn biến nhanh chóng và dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khác cho tính mạng.

4. Phòng tránh ngộ độc sắn

Lưu ý khi chế biến sắn để không bị ngộ độc
Lưu ý khi chế biến sắn để không bị ngộ độc
Học cách xử lý khi bị ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn hay ngộ độc thực phẩm xảy ra do tình trạng ăn uống chưa hợp vệ sinh, ăn thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, ôi thiu, có hóa chất nguy hiểm cho cơ thể.... Tùy theo lượng thực phẩm hấp thu mà mức độ ngộ độc thực…

Khi chế biến sắn cần phải lưu ý một số nguyên tắc sau, loại bỏ hết lớp vỏ hồng bên ngoài của củ sắn, nên ngâm trong nước sạch vài giờ trước khi chế biến và khi nấu cũng cần mở nắp cho chất độc bay hơn đi. Như vậy thì sắn mới an toàn và khi dùng cũng không phải sợ tình trạng ngộ độc. Bạn có thể ăn sắn với đường hoặc mật cũng là một cách giảm nguy cơ bị ngộ độc hiệu quả. nếu ăn thấy sắn đắng thì nên bỏ ngay vì chất độc càng nhiều thì vị của sắn càng đắng. Ngoài ra, tuyệt đối không cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi ăn sắn, hệ miễn dịch cũng như cơ thể trẻ còn rất yếu và có thể không chống lại được chất HCN trong sắn, từ đó gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Ngộ độc sắn vô cùng nguy hiểm, không chỉ có những tác động lớn tới sức khỏe mà còn có thể gây ra tử vong. Do đó, khi chế biến sắn bạn cần phải lưu ý, đảm bảo loại bỏ hết chất độc thì mới an toàn cho việc sử dụng.

Theo Dinhduong.online tổng hợp