Làm sao để tránh ngộ độc hồng ngâm?

Tác giả: Lê Thị Cẩm Hường

ngộ độc hồng ngâm

Hồng ngâm tuy rất bổ dưỡng nhưng cũng là loại quả rất dễ bị phun thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt hiện nay trên thị trường đang bày bán tràn lan những quả hồng ngâm ủ hóa chất để có bề ngoài bóng bẫy, bắt mắt người mua. Vì vậy có không ít trường hợp ngộ độc hồng ngâm phải đi cấp cứu. 

Thực trạng quả hồng ngâm hóa chất, phun thuốc

Mỗi độ thu đến là mùa của những quả hồng chín rộ. Loại quả này chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá tốt cho sức khỏe con người. Ngoài hàm lượng vitamin C phong phú giúp nâng sức đề kháng, quả hồng còn chứa một lượng lớn beta-caroten tốt cho mắt, magie hỗ trợ tim mạch, vitamin PP chống trầm cảm.

ngộ độc hồng ngâm

Tuy nhiên bất cứ loại trái cây nào cũng đều không bảo quản được lâu. Do đó, nhiều người đã ngâm ủ hóa chất, tháo bỏ hoàn toàn nhãn mác Trung Quốc để số lượng hàng dễ tiêu thụ. Họ thường ngâm với hỗn hợp acid benzoic, acid propenoic và pregn-5-en-2O-ol. Đây chíh là chất chống thối nát, giúp quả tươi lâu hơn. Ngoài ra, người ta còn phun thuốc bảo vệ thực vật lên quả hồng để kìm hãm quá trình chín của nó.

Làm sao để tránh ngộ độc hồng ngâm?

1. Cách lựa chọn hồng ngon

Người tiêu dùng thường rất khó phân biệt đâu là quả hồng ngâm không hóa chất hoặc có hóa chất. Chỉ khi mua về để tủ lạnh sau 1 – 2 ngày mới nhận ra. Nếu là quả hồng không phun thuốc sẽ xuống sắc rất nhanh. Nếu sau nhiều ngày quả hồng trong tủ lạnh vẫn không bị ôi thiu, hư hỏng chắc hẳn đó là sản phẩm đã được bơm hoặc ngâm ủ hóa chất.

Vì vậy, khi mua hoa quả, trái cây, chúng ta nên lựa chọn những nơi có uy tín. Ưu tiên những quả còn nguyên núm, không vết thâm nhún, không vết nứt.

2. Sơ chế kỹ trước khi ăn

Trước khi ăn để tránh ngộ độc hồng ngâm, bạn cần gọt vỏ, rửa sạch và ngâm nước muối để lọc bớt hóa chất độc hại. Nếu là hồng xanh, sau khi rửa với nước muối, bạn có thể lấy kim châm vào quả hồng. Sau đó ngâm với nước sôi để nguội để hồng hết chát.

3. Những lưu ý khi ăn hồng ngâm

ngộ độc hồng ngâm

– Không ăn vào lúc đói: Trong quả hồng chứa nhiều chất pectin và tannin khi vào môi trường dạ dày có nhiều axit khi đói, chúng rất dễ kết tụ lại. Nếu không được thải ra ngoài, chúng hình thành sỏi dễ gây tắc nghẽn tiêu hóa, nôn mửa ra máu.

– Không ăn hồng ngâm với canh cua: Chất đạm trong cua sẽ kết hợp với chất tannin trong quả hồng tạo thành kết tủa rắn lưu lại trong ruột, có hại cho hệ tiêu hóa.

– Đối tượng không nên ăn hồng ngâm: người suy nhược cơ thể, phụ nữ sau sinh, người hay khó tiêu, viêm dạ dày mãn tính.

Các trường hợp ngộ độc hồng ngâm rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng. Vì thế trước khi mua và ăn loại quả này chúng ta cần lưu ý và cẩn thận nhé!

Theo Dinhduong.online tổng hợp