Chế độ ăn cho người bị gãy xương chính là chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của bệnh nhân khi gặp các chấn thương xương. Vậy khi bị gãy xương chúng ta cần tuân thủ chế độ ăn ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem nhanh
Thực phẩm nhiều canxi
Xương được tạo thành chủ yếu từ canxi. Vai trò của canxi hết sức quan trọng với cơ thể con người, nếu thiếu quá nhiều canxi thì đó là nguyên nhân gây tình trạng loãng xương, đau nhức xương, việc lao động, hoạt động đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, khi cơ thể bị gãy xương, nếu bệnh nhân không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết sẽ dễ khiến cơ thể khó hồi phục khu vực xương bị gãy, nguy cơ gây tàn phế, thậm chí là tử vong là rất cao. Do đó, khi bị gãy xương, chúng ta cần bổ sung thật nhiều các loại thực phẩm giàu canxi chứa trong rau chân vịt, cải xoăn, củ cải, bông cải xanh, cần tây, rau diếp, cải bắp, măng tây, củ cải xanh, cải cúc, lá xu hào, sữa không béo, sữa chua, hạnh nhân, cá hộp, hạt mè, rong biển, sữa đậu nành…
Thực phẩm nhiều magie
Magie là loại khoáng chất cần được chúng ta tăng cường bổ sung khi mắc tình trạng gãy xương, phòng ngừa bệnh tim, cao huyết áp, loãng xương, tiểu đường. Các loại thực phẩm nhiều magie mà chúng ta cần phải đảm bảo gồm có rau ngót, rau mùng tơi, cải xanh, thịt, kê, sữa, đậu tương, lạc, khoai lang, chuối, bơ, mủ trôm, cá thu, cá chép, cá mú… Do đó, chế độ ăn cho người bị gãy xương không thể nào thiếu sự có mặt của các loại thực phẩm này.
Thực phẩm nhiều kẽm
Kẽm có rất nhiều trong các loại thực phẩm như trứng, khoai tây, cà rốt, tiểu mạch, hàu, trai, lạc, đào, bánh mì, bột thô,hải sản, cá biển, ngũ cốc, hạt hướng dương, hạt bí… Những loại thực phẩm này rất tốt cho người bị gãy xương và đang trong quá trình điều trị, khắc phục tình trạng này. Kẽm khi vào cơ thể sẽ giúp vitamin D hoạt động hiệu quả, đồng thời với việc hỗ trợ canxi được hấp thụ dễ dàng và đó là cách giúp hồi phục những tổn thương xương.
Kẽm là một dưỡng chất thiết yếu giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt hơn. Nhờ có kẽm các vết thương sẽ nhanh lành hơn, kẽm còn giúp hỗ trợ tuyến giám, giúp các bệnh cảm cúm, mụn, nhọt nhanh khỏi và tránh các biến chưng.…
Các loại vitamin
Khi bị gãy xương, chúng ta cần phải dùng thật nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin để giúp duy trì sức khỏe tốt nhất, sức đề kháng mạnh mẽ nhằm giúp cơ thể mau chóng hồi phục các tổn thương xương. Trong đó, bệnh nhân cần phải chú trọng vào 2 loại vitamin B6 và vitamin B12, vai trò cụ thể của từng loại vitamin này là:
– Vitamin B6 giúp chuyển hóa tryptophan thành niacin, chuyển hóa đạm, chất béo hay carbohydrate và hỗ trợ tình trạng gãy xương, mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn tâm thần… Vitamin B6 có nhiều trong quả chuối, đậu đỏ, ngũ cốc, khoai tây, thịt gia cầm, thịt bò nạc, súp lơ, cà rốt, cải bắp…
– Vitamin B12 có nhiều trong các loại thực phẩm như hạt điều, bơ hạt điều, hải sản, trứng, sữa, cá, nội tạng động vật (gan, cật, tim, thận…), hạnh nhân, sữa hạnh nhân, dầu thực vật… Do đó, khi sử dụng những thực phẩm này sẽ giúp hình thành khung xương khỏe mạnh để khắc phục các chấn thương xương.
Thực phẩm nhiều axit folic
Tương tự như các nhóm chất trên, khi bị gãy xương, chúng ta cũng cần dùng thật nhiều thực phẩm giàu axit folic. Cụ thể là trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, đậu lăng, rau bina, súp lơ, măng tây, dưa vàng, trứng, cam, quýt, chuối… Nhóm thực phẩm này quá quen thuộc với tất cả chúng ta trong đời sống hàng ngày, dễ dàng tìm mua và có nhiều cách chế biến đa dạng nhằm giúp hình thành khung xương khỏe mạnh.
Trái cây và rau xanh
Không chỉ riêng những người bị gãy xương đang trong giai đoạn khắc phục những ảnh hưởng xấu của các chấn thương này mà tất cả chúng ta ai cũng cần phải ăn thật nhiều rau xanh, củ, quả, trái cây… Khi bị gãy xương, muốn cơ thể mau chóng hồi phục thì buộc cơ thể phải hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng (nhất là canxi). Đồng thời, những chất dinh dưỡng đó muốn được hấp thụ hiệu quả thì yêu cầu đặt ra là quá trình trao đổi chất phải diễn ra thật thuận lợi trong cơ thể. Rau xanh, trái cây chính là nhóm chất có tác động rất lớn đến việc hỗ trợ tối đa việc kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra hiệu quả. Chúng ta không chỉ có thể dùng nhóm thực phẩm này trong nấu nướng, ăn trực tiếp mà còn có thể xay thành nước ép, sinh tố với hương vị thơm ngon và bổ dưỡng.
Bên cạnh việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho người đang trong quá trình chữa trị tình trạng gãy xương thì chúng ta cũng phải lưu ý tránh xa các chất kích thích (hút thuốc lá…), thức uống có cồn (rượu, bia…), nước ngọt có ga, đồ chiên xào nhiều mỡ, dầu…
Chế độ ăn cho người bị gãy xương phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để phát huy hiệu quả điều trị cao nhất, giúp hồi phục các tổn thương xương. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe khi bị gãy xương.
Theo Dinhduong.online tổng hợp