Mẹo giải độc khi uống rượu bia một cách an toàn

Tác giả: admin

giải độc khi uống rượu bia

Việc sử dụng rượu bia quá mức không chỉ dẫn đến tình trạng say rượu thông thường, mà còn có nguy cơ gây ngộ độc rất có hại cho sức khoe. Hầu hết các trước hợp ngộ độc rượu đều được nhận định do uống quá nhiều rượu có pha cồn Methanol, khiến cơ thể không thu nạp được và sinh ra những phản ứng tương tự như say rượu, kèm theo tác động đến hệ thần kinh khiến người ngộ độc rượu không có đủ tỉnh táo để nhận biết mọi việc xung quanh. Ngộ độc rượu nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ dẫn đến tử vong cao. Cùng cập nhật những mẹo giải độc khi uống rượu bia hiệu quả nhất tại nhà.

 

giải độc khi uống rượu bia

1. Triệu chứng ngộ độc rượu

Tình trạng ngộ độc rượu xuất hiện do uống quá nhiều rượu, bia có chất lượng không đảm bảo, uống rượu có pha cồn Methanol sinh ra các phản ứng say xỉn, mệt mỏi, hoa mắt

Những triệu chứng của ngộ độc rượu thường xuất từ sau 1-24 tiếng đồng hồ:

– Hoa mắt, chóng mặt.

– Buồn nôn, nôn nhiều mà vẫn không cảm thấy dễ chịu.

– Không thể ăn được bất cứ thứ gì, nếu ăn vào sẽ nôn ra lại ngay lập tức.

– Đau dạ dày, cảm giác cồn cào.

– Không minh mẫn, nói nhảm hoặc có những hành động không thể kiểm soát.

– Mắt mờ, không nhìn rõ mọi thứ xung quanh.

– Không thể phân biệt màu sắc, nhìn một hóa hai…

2 .Giải độc khi uống rượu bia

Ngay khi nhận thấy tình trạng say dần do uống một lượng rượu, bia, hãy giải rượu bằng cách uống một lượng nước gấp đôi lượng bia, rượu đã hấp thu. Với cách này, lượng acid uric trong máu có thể được giảm thiểu, thúc đẩy đào thải nhanh lượng acid này qua đường nước tiểu không để bám lại lâu trong dạ dày nếu hấp thu sẽ sinh ra các phản ứng ngộ độc nghiêm trọng hơn. Tuy vậy cách này chỉ nên áp dụng khi đã uống lượng rượu bia vừa phải. Nếu đã uống quá nhiều rượu, bia trước đó cơ thể con người sẽ không thể tiếp tục hấp thu thêm nước, có thể dẫn đến ngộ độc nước gây tử vong nhanh hơn.

Ngoài ra, cần thực hiện những điều sau để giải độc khi uống rượu, bia:

– Cố gắng nôn hết khi cảm thấy hơi chóng mặt sau khi uống rượu, bia. Chà xát mạnh hai bên má để tác động làm tỉnh táo trở lại.

– Chỉ nên uống nước ấm để giải độc. Có quan niệm cho rằng nên uống các loại nước ép vị chua để giải rượu, nhưng vị chua của nước ép và vị cồn có thể làm tổn hại đến dạ dày.

– Không năn mặc đồ quá chật, nên cởi khuy áo, cà vạt, thắt lưng, nữ giới nên cởi áo trong.

– Nằm ở nơi nhiệt độ ổn định, có độ ấm vừa phải. Không nên nằm nơi có nhiều gió sẽ gây trúng gió, có nguy cơ gây tử vong cao. Tư thế nằm nên úp mặt xuống giường, hai tay xuôi ra sau và để mặt nghiêng về bên trái.

– Nếu buồn ngủ, nên nghỉ ngơi nhưng cần được theo dõi. Sau vài tiếng cần đánh thức và ăn thêm cháo loãng để có thêm dinh dưỡng. Tình trạng đói do đã nôn mửa nhiều từ trước nếu không được hấp thu thêm dinh dưỡng có thể gây hạ đường huyết.

– Ăn chay, ăn nhiều rau, các món thanh đạm không có dầu mỡ vào ngày hôm sau để hỗ trợ giải độc, thanh lọc cơ thể.

– Nên ăn khoai tây luộc khi thức dậy vào sáng ngày hôm sau để loại bỏ lượng acis uric vẫn còn bám trong dạ dày.

3. Những điều không nên làm khi ngộ độc rượu bia

Bên cạnh đó, cần lưu ý những điều sau để tránh khiến nguy cơ ngộ độc rượu bia ngày càng nghiêm trọng hơn:

– Không nên uống thuốc, thực phẩm chức năng bổ gan khi bị ngộ độc rượu.

– Không nên tự sử dụng các loại viên vitamin B1, B6, acid folic… để giảm đau vì bị đau đầu do say rượu. Các loại thuốc như aspirin, paracetamol nên kiêng kị uống lúc này bởi có thể gây phản ứng với chất cồn có trong dạ dày, làm viêm niêm mạc dạ dày và chảy máu dạ dày.

– Những loại thuốc chống nôn sẽ giữ chất cồn, chất độc của rượu lại trong cơ thể, khiến cơ thể không thể tự đào thải và giảm tình trạng ngộ độc rượu. Chất độc ngấm lâu ngày có thể ảnh hưởng đến gan gây xơ gan, ung thư gan.

Những cách giải độc khi uống rượu bia trên đây bạn có thể áp dụng tại nhà ngay khi nhận thấy người thân, bạn bè có các biểu hiện say xỉn, ngộ độc do rượu. Nếu tình trạng ngộ độc ngày càng nghiêm trọng hơn và người bị dần có những biểu hiện hôn mê thì cần đưa đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Theo dinhduong.online tổng hợp