Chế độ dinh dưỡng cho người sỏi thận đúng “chuẩn”

Tác giả: Lê Thị Cẩm Hường

dinh dưỡng cho người sỏi thận

Sỏi thận là căn bệnh thầm lặng phổ biến tại nước ta nhưng lại rất nguy hiểm. Bởi nó có thể tác động đến chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể. Nếu không được chữa trị tích cực, bệnh sỏi thận sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ người bệnh.

Đặc biệt đối với bệnh lý này, dinh dưỡng luôn là yếu tố hàng đầu hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa tái phát. Có lẽ chính bản thân bệnh nhân và người nhà đang có thắc mắc ngay từ bây giờ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người sỏi thận như thế nào là hợp lý và khoa học? 

Dinh dưỡng cho người sỏi thận nói chung

1. Uống nhiều nước

Dù người bệnh đang gặp phải loại sỏi nào cũng cần phải uống nước thật nhiều. Nếu người bình thường cần uống tối thiểu 2 lít nước trong ngày thì nhu cầu người bệnh sỏi thận phải là 2.5 lít nước. Theo các bác sĩ, nước tiểu càng trong càng tốt. Ngoài nước lọc, bệnh nhân có thể uống kết hợp nước ép trái cây hoặc tăng cường nước canh rau trong bữa ăn.

dinh dưỡng cho người sỏi thận

2. Uống nhiều nước cam

Nếu đã lựa chọn nước ép trái cây, hãy ưu tiên cam trong chế độ dinh dưỡng cho người sỏi thận. Các loại quả họ nhà cam như cam, quýt, chanh, bưởi ngoài thành phần chứa nhiều nước chúng còn có lượng lớn citrat. Đây là hoạt chất chống tạo sỏi hữu hiệu.

3. Tăng cường vitamin

Vitamin A và B6 được xem là dưỡng chất “thân thiện” với bệnh nhân sỏi thận. Vitamin A có vai trò điều hòa bài tiết nước tiểu. Từ đó ngăn ngừa hoặc ức chế sự hình thành sỏi. Vitamin B6 có tác dụng giảm kết tủa sỏi oxalat trong nước tiểu.

Khám phá lợi ích của vitamin B6

Lợi ích vitamin B6 khá ấn tượng trong các vitamin nhóm B. Không có vitamin B6, sự trao đổi chất, chức năng gan, chức năng thần kinh không thực hiện tốt và giảm năng lượng cơ thể. Nhiều cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng khi thiếu vitamin…

4. Ít ăn muối

Ăn mặn khiến bệnh sỏi thận càng trầm trọng. Lượng muối ăn trong ngày của bệnh nhân sỏi thận không nên quá 3g.

dinh dưỡng cho người sỏi thận

5. Hạn chế chất đạm

Chế độ ăn giàu đạm và bệnh sỏi thận có liên quan với nhau. Nếu quá nhiều hàm lượng protein dung nạp vào cơ thể làm gia tăng canxi và photpho trong nước tiểu. Thực đơn dinh dưỡng của người bệnh nên ưu tiên cá thay cho thịt, tôm cua nên ăn vừa phải.

Dinh dưỡng cho từng loại sỏi

1. Sỏi canxi

Trong số các ca sỏi thận có đến 70 – 80% sỏi canxi, đa số là sỏi canxi photphat và canxi oxalat. Do đó trong chế độ ăn, bệnh nhân cần kiểm soát điều độ lượng canxi hấp thu vào. Một số sản phẩm giàu canxi cần lưu ý: sữa, phomat, hải sản, đậu Hà Lan, hạnh nhân, hạt dẻ…

Một số thực phẩm nhiều oxalat cần giảm: cà phê, trà, cà rốt, măng tây, hạt tiêu, dưa chuột…Một số thực phẩm nhiều photphat: đậu nành, đậu tương, bơ, gan, cacao…

2. Sỏi Cystein

Đối với dạng sỏi này, người bệnh cần hạn chế ăn thịt gà, hải sản. Đặc biệt, hạn chế muối trong thức ăn. Nếu ăn đồ ăn mặn cần quan tâm nhiều đến thành phần muối có trong đó.

3. Sỏi Urat

Chế độ dinh dưỡng cho người sỏi thận urat hoàn toàn khác với các loại sỏi khác. Tăng cường thực phẩm giàu kiềm như rau cải, hoa quả, sữa, váng sữa, phomat, sữa chua. Tuy nhiên cần ăn ít thực phẩm có axit uric như thịt lợn, thịt gà, bông cải, măng tây, nội tạng động vật…

Dinh dưỡng trong sữa chua mang lợi ích gì?

Sữa chua là một trong những món ăn quen thuộc của nhiều gia đình ngày nay nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào, bổ sung các loại men tiêu hóa có lợi, giúp ổn định hệ tiêu hóa. Thành phần chính trong sữa chua là Lactobacillus Acidophilus và Bifido Bacterium có…

Bệnh sỏi thận có thể tái phát rất nhiều lần. Do đó chế độ dinh dưỡng cho người sỏi thận thường xuyên được điều chỉnh để phù hợp theo tình trạng bệnh và từng nguyên nhân gây bệnh.

Theo Dinhduong.online tổng hợp