Công dụng của cây xấu hổ chữa mất ngủ, đau nhức

Tác giả: Lê Thị Cẩm Hường

Công dụng của cây xấu hổ

Theo kinh nghiệm dân gian của những người dân thuộc vùng Diễn Châu, Nghệ An và một số địa phương thuộc miền Nam, công dụng của cây xấu hổ được biết đến như bài thuốc chữa đau nhức xương khớp hiệu quả. 

Cây xấu hổ là gì?

Cây xấu hổ thường được gọi với cái tên là cây trinh nữ, cây mắc cỡ hoặc hàm tu thảo. Cây có kích thước nhỏ, thường mọc thành bụi, khi đụng vào cây sẽ cụp rủ xuống. Người ta dựa vào đặc điểm này mà đặt nên tên của cây. Bộ phận dùng thuốc là rễ và cành lá.

Công dụng của cây xấu hổ
Đây là một loài cỏ dại ở vùng nhiệt đới

Rễ được đào quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, sấy hoặc phơi khô, có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc tố, có tác dụng chỉ khái, hóa đàm, thông kinh, hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích. Cành lá thường hái vào mùa khô, dùng tươi hoặc dùng khô, có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc thường dùng trong các bài thuốc dưỡng tâm, an thần.

Các cây thuốc nam tốt cho sức khỏe ung thư, tiểu đường và xương khớp

Chắc bạn chưa bao giờ nghĩ rằng đôi khi những chậu cây nhỏ trồng quanh nhà lại trở thành vị thuốc hữu dụng mà bạn không thể ngờ tới. Hôm nay Dinh Dưỡng Online giới thiệu các cây thuốc nam tốt cho sức khỏe của bạn Cây thuốc nam chữ…

Dược tính và công dụng của cây xấu hổ với sức khỏe

1. Chữa an thần, mất ngủ

Thảo dược chính là vị thuốc an toàn được tin dùng phổ biến trong việc giải quyết dứt điểm cơn mất ngủ kéo dài. Để đầu óc thoải mái, an thần, ngủ sâu và ngon, hãy thực hiện theo phương pháp sau với cây xấu hổ:

Bài thuốc 1: Rửa sạch cành của cây, thái mỏng hoặc cắt ngắn, mang đi phơi khô khoảng 15 – 20g, đun nước uống mỗi ngày.

Bài thuốc 2: Kết hợp 15g cây xấu hổ phơi khô, cây nụ áo hoa tím 15g, đất hoa vàng 30gam, lạc tiên, bạch môn, thảo quyết minh mỗi thuốc 10g, đun tất cả và uống mỗi ngày. Duy trì đều đặn trong 1 tuần sẽ thấy kết quả tốt.

2. Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp

Bài thuốc chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại:

  • Rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống 1 thang/ngày.
  • Rễ xấu hổ (thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm) 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống làm 2 lần trong ngày.
  • Rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống 1 thang/ngày, có thể ngâm rượu.
Công dụng của cây xấu hổ
Cây xấu hổ chữa đau lưng, đau nhức xương khớp

Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp lâu ngày:

Rửa sạch rễ cây xấu hổ, thái thành từng miếng mỏng phơi khô. Ngày dùng 120g mang đi rang lên, tẩm rượu 35-40 độ rồi lại rang cho khô. Thêm 600ml nước, sắc còn 200-300ml, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Áp dụng bài thuốc trong 4-5 ngày sẽ thấy kết quả tích cực.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát đau xương, thấp khớp, tê thấp:

  • Rễ cây xấu hổ và rễ cây lá lốt, mỗi thứ từ 15 – 20g khô, sắc uống mỗi ngày.
  • Dùng nước sắc cây xấu hổ và cây lá lốt, cho thêm một chút muối ăn để ngâm các khớp bị bệnh trong thời gian chừng 20 – 30 phút khi nước thuốc còn ấm.

Làm thuốc xông tắm chữa viêm khớp:

Chuẩn bị: 40g cây xấu hổ, 40g lá lốt, lá long não 20g, quế chi 15g, hoắc hương, tía tô, cây hy thiêm, lá ngải cứu, đơn tướng quân mỗi thứ 30 – 40g.

Thực hiện: Rửa sạch, cho tất cả vào nồi, thêm nước xâm xấp đun sôi, đến khi có mùi thơm tỏa ra trùm vải kín để hơi nước thuốc ngấm vào bộ phận bị bệnh, xông khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày. Xông đến khi nào mồ hôi ra toàn thân thì dừng lại. Mỗi liệu trình 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi làm tiếp liệu trình khác.

Cây lược vàng có chữa được ung thư?

Cây lược vàng trước đây thường được trồng làm cảnh tại nhiều gia đình Việt Nam và một số nước trên thế giới. Trong vài năm trở lại đây, có một cơn sốt lược vàng có thể chữa được mọi bệnh, đặc biệt là trị khỏi căn bệnh quái ác…

3. Bài thuốc hỗ trợ trị động kinh

Những người thường xuyên bị bệnh động kinh nên thực hiện với bài thuốc dân gian này: Rễ, thân, lá cây xấu hổ phơi khô 20gam, cây câu đằng 10gam sau đó sắc uống mỗi ngày, đặc biệt là khi chuẩn bị đến cơn co giật nên uống nước này. Tuy nhiên, khi thực hiện với công thức này chú ý không nên sắc kỹ cây câu đằng.

Tuy công dụng của cây xấu hổ đã được dân gian công nhận và đưa vào nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, nhưng tùy theo tình trạng sức khỏe và cơ địa mỗi người, trước khi áp dụng các bài thuốc, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền.

Theo Dinhduong.online tổng hợp