Đau bụng dưới bên phải do viêm ruột thừa?

Tác giả: Lê Thị Cẩm Hường

Đau bụng dưới bên phải

Buồn nôn liên tục, tiêu chảy kèm theo đau bụng dưới bên phải, nhiều người cứ tưởng đó là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa và mua thuốc về uống. Đến khi bệnh trở nặng hơn, nhập viện mới phát hiện ruột thừa bị vỡ và gây nhiễm trùng khắp ổ bụng, rất nguy kịch đến tính mạng.

Đau bụng dưới bên phải cảnh báo bệnh gì?

1. Viêm ruột thừa

Ruột thừa có hình dạng như ngón tay, nằm ở vị trí phía dưới bên phải bụng, 1 đầu bịt kín, 1 đầu thông với manh tràng. Ruột thừa vị viêm khi lòng ruột bị tắc nghẽn, gây sưng và nhiễm trùng.

Biểu hiện của viêm ruột thừa:

  • Đau vùng bụng dưới bên phải, cơn đau bắt đầu từ vùng quanh rốn trước khi khu trú ở hố chậu phải, đau bụng âm ỉ cho đến dữ dội và không thuyên giảm.
  • Buồn nôn và nôn sau đau bụng.
  • Chán ăn, không cảm thấy đói, sợ thức ăn.
  • Thành bụng căng cứng.
  • Sốt nhẹ (khoảng 37,2 – 38,3 độ C).
đau bụng dưới bên phải
Viêm ruột thừa cấp là một trong những bệnh lý cấp cứu ngoại khoa hay gặp nhất

Viêm ruột thừa là căn bệnh thường gặp, tuy không quá nguy hiểm nhưng do người bệnh chủ quan nhầm lẫn với rối loạn tiêu hoá hoặc ngộ độc. Nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ dẫn đến những biến chứng: viêm ruột, tắc ruột, gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, khi xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới bên phải bạn cần đi khám ngay, đừng để đến khi gặp các dấu hiệu như sốt hoặc thành bụng căng cứng mới điều trị.

Muốn hệ tiêu hoá tốt cần ăn những thực phẩm này

Không phải tất cả các vi khuẩn tồn tại trong thức ăn đều có hại. Các chất vi sinh (probiotic) là những vi khuẩn và nấm men thân thiện tồn tại trong đường ruột giúp hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu khoáng chất, chống lại các vi sinh vật nguy…

2. Viêm đại tràng

Ngoài viêm ruột thừa, đau bụng dưới phía bên phải còn là biểu hiện của viêm đại tràng. Đại tràng là ruột già, nằm ở phần cuối của đường ống tiêu hóa trong cơ thể. Bộ phận này có chức năng nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu từ ruột non. Nó hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn và cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân. Khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng. Viêm đại tràng là tình trạng đại tràng bị viêm nhiễm, là một trong những bệnh lý về tiêu hóa có tỷ lệ người bệnh mắc khá cao.

Nguyên nhân gây bệnh: chế độ ăn uống không hợp lý, ăn phải thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn đường ruột, viêm đại tràng sau điều trị bằng bức xạ, viêm do vi khuẩn hoặc virus (lỵ Amip, Giardia lamblia đến trực khuẩn lao, thương hàn, tụ cầu, liên cầu, nhiễm virút Cytomegalovirus, Herpes simplex, nhiễm nấm, đặc biệt là nấm Candida).

Biểu hiện thường gặp của viêm đại tràng:

  • Đau bụng ở hố chậu trái hoặc phải
  • Tiêu chảy
  • Phân có nhày hoặc có máu
  • Chảy máu trực tràng.

3. Bệnh phụ khoa hoặc vấn đề kinh nguyệt

Nếu vấn đề đau bụng dưới bên phải cứ xảy ra âm ỉ ở phụ nữ, đó có thể là dấu hiệu cảnh bảo các bệnh về phụ khoa hoặc liên quan đến kinh nguyệt.

đau bụng dưới bên phải
Khi mắc các bệnh phụ khoa hoặc gặp vấn đề kinh nguyệt, các chị em thường đau hố chậu trái hoặc phải

– Viêm ống dẫn trứng: Đau vùng chậu, cơn đau tăng nhanh khi giao hợp, chảy máu kinh kèm theo sốt và ra nhiều khí hư.

– U nang buồng trứng: Đau một bên bụng trái hoặc phải kèm theo rối loạn kinh nguyệt. khi khối u càng lớn thì buồng trứng càng dễ bị xoắn. Phát hiện u nang buồng trứng khi khám phụ khoa qua thăm dò âm đạo và nắn bụng.

– Thai ngoài tử cung: Cơn đau một bên bụng dưới, chảy máu thường xuất hiện ở ruột non hoặc buồng trứng, người bệnh có thể cảm giác đau dữ dội và khó chịu.

Đau bụng kinh nên ăn gì và nên kiêng gì?

Kinh nguyệt là một vấn đề bình thường ở chị em phụ nữ, tuy nhiên vào những ngày này thì nhiều bạn nữ còn có thể gặp các vấn đề về sức khỏe như mệt mỏi, nhức đầu và nhất là đau bụng. Cơn đau bụng kinh có thể kéo…

Mẹo chữa đau bụng tức thời tại nhà

1. Gừng tươi

Gừng tươi có tính cay nóng, có tác dụng xoa dịu cơn đau. Bạn có thể áp dụng:

– Cách 1: Rửa sạch 1 củ gừng tươi, giã nát, hòa cùng 1 chén nước ấm chắt lấy nước uống.

– Cách 2: Xắt lát từng miếng gừng mỏng chườm vào phần bụng khoảng 5-7 phút sẽ giúp vùng bụng ấm dần lên, cơn đau sẽ giảm đi.

2. Chườm nước ấm

Khi đau bụng, bạn có thể lấy một ít nước ấm cho vào 1 cái chai hoặc bình thủy tinh, sau đó chườm lên vùng bụng dưới trong 10 phút, cơn đau sẽ được xoa dịu.

3. Các loại trà

Trà xanh được xem là thảo mộc có tác dụng giúp bạn đỡ đau bụng nhanh chóng. Ngoài ra bạn có thể dùng một ít trà hoa cúc, trà bạc hà, trà quế hoặc trà cây thì là.

Lưu ý, những cách trên đây chỉ áp dụng khi cơn đau đang ở mức độ nhẹ và chỉ là biện pháp xử lý tức thời. Tuy nhiên với triệu chứng đau bụng dưới bên phải có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và xác định nguyên nhân chính xác.

Theo Dinhduong.online tổng hợp