Triệu chứng VIÊM PHỔI cần nhận biết sớm tránh biến chứng

Tác giả: Lê Thị Cẩm Hường

triệu chứng viêm phổi

Viêm phổi là một bệnh lý về hô hấp thường gặp, chiếm 12% các bệnh nhân mắc bệnh phổi nói chung. Hầu hết các ca viêm phổi đều được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên có nhiều trường hợp do không nhận biết sớm từ những triệu chứng viêm phổi ngay từ đầu nên dẫn đến biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. 

Người bệnh viêm phổi nên ăn gì, kiêng gì để phục hồi sức khỏe?

Chế độ ăn cho người bị viêm viêm phổi cực kỳ quan trọng vì nếu chế độ ăn uống không hợp lý rất dễ làm cho tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn. Chính vì vậy đối với những bệnh nhân bị viêm phổi cần chú ý xây dựng chế…

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh:

– Do vi khuẩn: liên cầu, phế cầu, tụ cầu, haemophilus và các vi khuẩn không điển hình.

– Do virus: Đây là trường hợp thường gặp, chiếm 60-70% số ca mắc viêm phổi.  Chủ yếu là các virus hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm và adenovirus.

– Các triệu chứng viêm phổi thường xuất hiện ở trẻ dưới 1 tuổi, đẻ non, thiếu cân, suy dinh dưỡng, còi xương, bệnh hô hấp mạn tính, sống trong môi trường ô nhiễm.

Những yếu tố thuận lợi dễ gây ra bệnh: cơ thể suy dinh dưỡng, còi xương, già yếu, lồng ngực biến dạng, cột sống bị gù, viêm amidan, người mắc các bệnh lý bắt buộc phải nằm giường lâu ngày (như chấn thương sọ não, hôn mê…), thời tiết lạnh.

triệu chứng viêm phổi
Viêm phổi có thể xảy ra quanh năm nhưng hay gặp nhất vào mùa đông xuân do thời tiết lạnh

Những triệu chứng viêm phổi thường gặp

1. Triệu chứng lâm sàng

– Ho: Là dấu hiệu sớm nhất của viêm phổi, có người ho thành cơn nhưng cũng có người ho thỉnh thoảng, có người ho có đờm nhưng cũng có trường hợp ho khan. Trong những trường hợp nặng thì ho có đờm rỉ máu, hoặc đờm màu vàng, có mùi hôi khó chịu.

– Đau ngực, khó thở tăng dần: Người bệnh thường cảm thấy đau ít hoặc đau nhiều, có khi đau dữ dội. Một số trường hợp khác kèm theo khó thở, thở gấp.

– Sốt: Nếu ở mức độ sốt nhẹ, cơ thể bệnh nhân dừng lại ở nhiệt độ 38 – 38,5 độ C. Nếu sốt nặng, nhiệt độ cơ thể lên đến 40 – 41 độ C. Có người sốt run, có người sốt liên tục hoặc từng cơn.

– Môi khô: Triệu chứng này thường kèm theo lưỡi bẩn, hơi thở có mùi khó chịu.

Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau đầu, đau mỏi người, rối loạn ý thức…là những dấu hiệu phổ biến của viêm phổi.

2. Triệu chứng khi xét nghiệm

– Khi bác sĩ khám phổi người bệnh sẽ thấy tần số thở tăng, hám phổi có hội chứng đông đặc, ran ẩm, ran nổ vùng tổn thương.

– Đo huyết áp bình thường, trong nhiều trường hợp bị sốc huyết áp thấp.

– Kết quả chụp X-quang phổi: thấy xuất hiện đám mờ trắng hoặc những nốt mờ tập trung ở một vùng tại phổi. Một số trường hợp khác có có dạng hình tam giác mà đỉnh tam giác quay về phía rốn phổi. Một số rất ít kết quả X-quang thấy góc tạo bởi khung xương sườn và cơ hoành tù (những trường hợp này thường có tràn dịch màng phổi kèm theo).

– Công thức máu: Khi xét nghiệm máu có thể thấy số lượng bạch cầu tăng (>10 Giga/lít), Bạch cầu đa nhân trung tính tăng trên 85%. Những trường hợp nặng hoặc có suy giảm miễn dịch thấy bạch cầu giảm.

Biến chứng khó lường nếu không điều trị sớm

Những triệu chứng viêm phổi xuất hiện phổ biến nhưng lại rất dễ nhầm với những bệnh lý khác, vì vậy người bệnh thường chủ quan, không thăm khám và điều trị sớm hoặc có điều trị nhưng không đúng hướng. Đến khi bệnh trở nặng, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm càng khó điều trị hơn, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng bản thân.

Một số biến chứng của viêm phổi:

Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn từ phổi có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn gây nên biến chứng nhiễm trùng máu điều trị vô cùng khó khăn và mất rất nhiều thời gian. Trong nhiều trường hợp đã dẫn đến tử vong vì biến chứng này.

triệu chứng viêm phổi
Nhiễm trùng máu đặc biệt nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

– Tràn dịch màng phổi: Viêm phổi có thể làm cho dịch tích tụ giữa phổi – màng phổi, được gọi là tràn dịch màng phổi. Bệnh gây khó chịu cho bệnh nhân hô hấp rất khó khăn, bạch cầu tăng cao và xuất hiện tình trạng kháng thuốc.

– Tràn dịch màng tim, trụy tim: Viêm phổi nếu không điều trị kịp thời gây tràn dịch màng tim, bóng tim to, trụy tim, nhiễm trùng huyết…

Suy hô hấp: Hội chứng này gây áp-xe phổi, viêm phổi mạn tính…làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể một cách nhanh chóng.

Những biến chứng khác: vêm nội tâm mạc cấp tính, viêm khớp hoặc tình trạng nước não tủy chứa nhiều phế cầu, sốc nhiễm trùng…

Cách trị ho hiệu quả tại nhà không cần dùng kháng sinh

Theo Đông y, một số thực phẩm có tác dụng tiêu đờm, chữa ho, làm dịu họng, thông mạch rất hay. Hãy áp dụng cách trị ho hiệu quả ngay tại nhà từ một số mẹo dân gian sau.  1. Gừng tươi Trong gừng có một loại tinh dầu có…

Điều trị viêm phổi bằng kháng sinh

Nguyên tắc điều trị viêm phổi là lựa chọn kháng sinh phù hợp với độ tuổi và mức độ bệnh của bệnh nhân. Ban đầu do chưa có kết quả xét nghiệm tìm căn nguyên gây bệnh nên các bác sĩ thường cho thuốc dựa theo kinh nghiệm lâm sàng, yếu tố dịch tễ. Loại kháng sinh thường được dùng là penicillin. Thời gian dùng từ 7 – 10 ngày, có khi đến 14 ngày nếu do các tác nhân không điển hình.

triệu chứng viêm phổi
Có nhiều nhóm kháng sinh điều trị viêm phổi nhưng gặp khó khăn trong lựa chọn thuốc tốt nhất để điều trị

Trường hợp xác định viêm phổi do virut, nấm hoặc ký sinh trùng, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị đặc hiệu cho từng trường hợp. Có thể phối hợp dùng kháng sinh điều trị triệu chứng nếu cần. VD: thuốc giảm đau, hạ sốt, giảm ho, long đờm…

– Điều trị ngoại trú (tại nhà) khi không có các dấu hiệu nặng của bệnh.

– Điều trị nội trú (tại bệnh viện) khi có những dấu hiệu sau: thở nhanh > 25 lần/phút, có tím môi, đầu ngón chân, ngón tay; mạch nhanh > 100 lần/phút, có huyết áp thấp; rối loạn ý thức: lú lẫn, nói lảm nhảm, la hét, co giật; sốt cao > 40 độ C hoặc nhiệt độ cơ thể hạ quá thấp < 35 độ C.

Dinh dưỡng cho người viêm phổi

Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp đảm bảo sự phục hồi nhanh cho bệnh. Bệnh nhân và người nhà nên chú trọng một số nhóm thực phẩm sau;

– Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Đây là nguồn cung cấp carbohydrate, vitamin B dồi dào – chúng rất cần khi cơ thể bạn đang mệt mỏi, tránh mất sức. Đặc biệt với thành phần selenium trong ngũ cốc, hệ miễn dịch của cơ thể được hỗ trợ nhiều hơn.

– Trái cây và rau nhiều màu sắc: Ăn nhiều trái cây và rau quả giúp cơ thể ít có khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp. Chúng mang đến nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho người bệnh.

Một số món ăn nên dùngCháo gạo lứt và nấm ngân nhĩ, cháo bạc hà, canh thịt heo nấu với cần tây và nấm hương, canh lê nấu đường phèn, canh bí đao nấu nấm hương…

Tóm lại, khi thấy cơ thể có những dấu hiệu nghi ngờ là triệu chứng viêm phổi, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để thăm khám và tìm ra căn nguyên của bệnh, từ đó bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp.

Theo Dinhduong.online tổng hợp