Dinh dưỡng cho người tiểu đường – nên và không nên ăn gì?

Tác giả: admin

Dinh dưỡng cho người tiểu đường là một trong những vấn đề hết sức quan trọng mà người bệnh cần lưu ý. Khi mắc bệnh, bạn nên và không nên ăn gì? Đâu sẽ là một chế độ dinh dưỡng lành mạnh? Thực phẩm nào thân thiện với người bệnh tiểu đường và thực phẩm nào sẽ là “kẻ thù” với chúng ta?

Bệnh tiểu đường – những điều cần biết

Tiểu đường được hiểu đơn giản là bệnh lý rối loạn đường huyết do thiếu hụt lượng insulin cần thiết. Bạn có biết cứ 7 giây trôi qua lại có thêm 1 người tử vong vì căn bệnh tiểu đường nguy hiểm? Theo thống kê, cứ mỗi năm căn bệnh này đã cướp đi mạng sống của từ 4 – 5 triệu người trên thế giới. Hàng năm tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ở nước ta gia tăng đến mức chóng mặt. Hầu hết thường xuất hiện ở lứa tuổi còn trẻ 30 – 65, có cả trường hợp 9 – 10 tuổi. Trên thực tế, khoảng 70% người mắc bệnh tiểu đường không biết mình đang mắc bệnh.

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố góp phần điều trị bệnh tiểu đường. Nếu biết ăn uống đúng cách ta có thể hoàn toàn chủ động trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo đầy đủ protit, lipit. Trong đó, gluxit chiếm 50% lượng calo chung của cả khẩu phần, protid chiếm 15% và lipit 35%. Như vậy trong khẩu phần dinh dưỡng cho người tiểu đường, ta cần ưu tiên và hạn chế lựa chọn những loại thực phẩm nào? Nội dung tiếp theo sẽ là những gợi ý tuyệt vời giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Lưu ý khi ăn gạo lứt để bảo vệ sức khỏe

Những lưu ý khi ăn gạo lứt để phát huy hiệu chăm sóc sức khỏe của chúng ta trong đời sống hàng ngày, tránh mọi rủi ro gây hại cho bản thân luôn là vấn để được rất nhiều người quan tâm. Gạo lứt chứa hàm lượng chất dinh dưỡng…

Thực phẩm “thân thiện” với người tiểu đường

1. Khổ qua (mướp đắng)

Khổ qua là một trong những thực phẩm không xa lạ gì đối với người mắc bệnh tiểu đường. Trong khổ qua có chứa nhiều hoạt chất làm nhiệm vụ hạ đường huyết. Cụ thể là các hoạt chất charantin, polypeptid-P và vicine. Chúng được ví như insulin giúp cải thiện và tăng khả năng dung nạp glucose. Dịch ép từ khổ qua làm tăng đáng kể sự dung nạp glucose ở 73% bệnh nhân tiểu đường type 2.

dinh dưỡng cho người tiểu đường
Ăn khổ qua giúp người bệnh tiểu đường cải thiện tình trạng bệnh

Ngoài ra, các vitamin B1, B2, C và chất sắt có trong khổ qua còn giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng từ các biến chứng của tiểu đường. Theo các chuyên gia, khổ qua còn có khả năng loại bỏ các gốc tự do, chống oxy hóa. Mù mắt, mắt kèm – là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Ăn khổ qua sẽ giúp làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc cũng như chứng đục thủy tinh thể.

2. Bông cải xanh

Bông cải xanh có khả năng kích thích sản xuất ra enzym giúp bảo vệ mạch máu. Ăn bông cải xanh có thể làm đảo nghịch tác hại gây ra bởi căn bệnh tiểu đường. Bổ sung nhiều vitamin và các chất chống oxy hóa trong bông cải còn giúp cơ thể sống khỏe mạnh hơn.

3. Cà rốt

Bạn có biết đường trong cà rốt được chuyển hóa chậm hơn so với lượng đường trong các thực phẩm khác? Lượng beta-carotene có trong cà rốt cũng hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn. Vậy tại sao chúng ta không bổ sung cà rốt trong thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường ngay nào!

4. Cá hồi

Cá hồi được biết đến là nguồn cung cấp omega – 3 tự nhiên nhất cho con người. Loại axit béo này đảm nhiệm vai trò cải thiện tình trạng kháng insulin, tốt cho người bệnh tiểu đường.

dinh dưỡng cho người tiểu đường
Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn cá hồi vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày

5. Các loại đậu

Ăn nhiều đậu giúp kiểm soát đường huyết tốt. Từ đó giúp giảm nguy cơ đột quỵ và các biến chứng khác. Với hàm lượng chất xơ phong phú, các loại đậu bao giờ cũng là thực phẩm “thân thiện” với bệnh nhân tiểu đường.

Thực phẩm  “khắc tinh” với người bệnh

1. Gạo trắng

Tuy cơm từ gạo trắng là món ăn chủ yếu nhưng nếu ăn nhiều sẽ khiến bệnh tiểu đường càng trầm trọng hơn. Do gạo trắng có hàm lượng đường rất cao, khiến cơ thể bệnh nhân mất khả năng kiểm soát lượng đường gia tăng. Người ta đã lựa chọn gạo lứt hoặc ngũ cốc thay thế cho gạo trắng trong các bữa ăn hàng ngày.

2. Kẹo và bánh ngọt

Những đồ ăn ngọt – chắc chắn là “kẻ thù” với người bệnh tiểu đường. Các loại bánh kẹo, bánh ngọt, bánh quy thường được làm từ đường hóa học, bột mỳ, chất béo không bão hòa. Chúng không hề tốt cho sức khỏe, gây cản trở hoạt động của insulin.

dinh dưỡng cho người tiểu đường
Tuyệt đối tránh xa bánh kẹo ngọt để kiểm soát lượng đường trong máu

3. Nước ép hoa quả

Đường từ hoa quả làm tăng lượng đường đi vào máu. Vì vậy, nếu bạn là một trong hàng triệu người bệnh tiểu đường nhất thiết phải tránh ngay nước ép hoa quả. Thay vào đó, nên uống nước lọc nhiều hơn sẽ rất tốt cho cơ thể.

4. Mật ong

Mật ong là thực phẩm tốt cho mọi người, riêng người bệnh tiểu đường thì không. Mật ong không nên xuất hiện trong chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường. Vì lượng đường có trong mật ong chiếm đến 40%, quá mức cho phép khi đưa vào cơ thể.

5. Rượu, bia

dinh-duong-cho-nguoi-tieu-duong-nen-va-khong-nen-an-gi-hinh-4

Khi có men rượu, bia vào cơ thể thì lượng đường trong máu hoàn toàn không khống chế được nữa. Hậu quả của việc uống rượu bia quá nhiều ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các biến chứng về tim mạch. Có thể là tăng huyết áp, tăng cân, gia tăng mỡ máu. Vì vậy khi mắc bệnh tiểu đường, bạn cần tránh xa những chất có cồn gây hại này. Bạn có thể thay thế bằng cách dùng rượu vang nguyên chất. Nếu uống với một lượng vừa phải, rượu vang sẽ giúp hệ tim mạch của bạn thêm khỏe mạnh hơn.

Theo Dinhduong.online tổng hợp