Những lưu ý khi ăn gạo lứt để phát huy hiệu chăm sóc sức khỏe của chúng ta trong đời sống hàng ngày, tránh mọi rủi ro gây hại cho bản thân luôn là vấn để được rất nhiều người quan tâm. Gạo lứt chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao và được nhiều người ưa chuộng. Vậy khi ăn gạo lứt, chúng ta cần chú ý điều gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng gì?
Đây là loại gạo được xay xát chỉ bỏ đi lớp vỏ trấu và giữ lại phần vỏ cám. Thành phần dinh dưỡng trong gạo lứt gồm có tinh bột, chất đạm, chất xơ, canxi, magie, sắt, selen, vitamin B1, B2, B3, B6… Loại gạo này rất được tin dùng vì những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại như giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật, có lợi cho hệ thống thần kinh, khắc phục các hiện tượng táo bón, kiểm soát lượng đường huyết, phòng ngừa nguy cơ ung thư ruột kết, giảm lượng cholesterol trong máu, ngừa bệnh tim, giảm cân an toàn, tốt cho xương, giảm các ảnh hưởng của bệnh hen suyễn…
Sử dụng gạo lứt như thế nào là đúng cách?
– Điều quan trọng nhất trong các lưu ý khi ăn gạo lứt đó là cần xác định rõ mục đích của việc dùng gạo lứt là để đáp ứng nhu cầu trị bệnh hay giảm cân. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, chúng ta sẽ điều chỉnh lượng dùng sao cho phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, để chắc chắn hơn cho phương pháp sử dụng gạo lứt của mình, các bạn có thể hỏi ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng để đặt ra thực đơn hợp lý.
– Nên nhịn ăn từ 1 đến 2 ngày giúp thải hết các chất thừa thải trong cơ thể rồi mới sử dụng.
– Khi mới bắt đầu làm quen với thực đơn ăn gạo lứt, cơ thể chúng ta sẽ có thể chưa quen, chưa thích nghi kịp thời với việc tiêu hóa loại thực phẩm này. Biểu hiện thường gặp ở những trường hợp đó là người ăn sẽ cảm thấy mệt mỏi, dị ứng… Các bạn cũng không nên quá lo lắng vì chúng sẽ tự biến mất sau những ngày ăn tiếp theo khi cơ thể đã thích nghi dần với thực phẩm này.
Lưu ý: Nếu gặp dị ứng nặng, cơ thể bị suy nhược, chúng ta cần phải hỏi thăm ý kiến bác sĩ để kịp thời dừng lại hoặc điều chỉnh thực đơn sao cho phù hợp với thể trạng của mình.
– Trong thời kỳ đầu mới bắt đầu ăn gạo lứt, cần uống ít nước (không quá 0,75 lít) và không nên dùng thực phẩm quá mặn.
– Người ốm, sức khỏe kém, dễ mắc các bệnh thông thường, huyết áp thấp, đặc biệt là người bị đau dạ dày, dạ dày nhạy cảm, hệ tiêu hóa hoạt động kém thì cần tránh dùng món ăn này.
– Đã áp dụng chế độ ăn kiêng hoặc ăn gạo lứt để trị bệnh thì chúng ta cần loại bỏ các thực phẩm khác trong khẩu phần ăn uống hàng ngày của mình nhằm phát huy hiệu quả của gạo lứt. Khi ăn, các bạn sẽ sử dụng kèm cùng 2 thìa muối mè, nhai thật kỹ lưỡng để tránh làm hại dạ dày, gây chướng bụng và ăn không tiêu.
– Mỗi tuần, chúng ta chỉ nên sử dụng gạo lứt từ 2 đến 3 lần, không nên lạm dụng sử dụng quá nhiều lần có thể gây phản tác dụng.
– Đối với trẻ em, người lớn tuổi cũng không nên áp dụng việc ăn gạo lứt vì có nguy cơ gây suy nhược cơ thể do không đáp ứng đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết.
Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm khi dùng gạo lứt trong thực đơn dinh dưỡng của mình.
Theo Dinhduong.online tổng hợp