Dinh dưỡng rau cải thìa và những điều bất ngờ ít ai biết

Tác giả: admin

Cải thìa không chỉ là loại rau quen thuộc chế biến những món ngon, dễ ăn mà còn là nguồn dinh dưỡng quý giá. Đặc biệt hơn, ít ai biết rằng những công dụng chữa bệnh không ngờ tới lại đến từ loại thực phẩm bình dị này. 

Giá trị dinh dưỡng rau cải thìa

Cải thìa có nhiều tên gọi như cải chip, cải bẹ trắng… Trong Đông y gọi là đại bạch thái hay hoàng nha thái. Theo y học cổ truyền, cải thìa có tác dụng làm thông khí trừ đờm, ấm tỳ vị và hỗ trợ tốt hệ tiêu hóa. Thành phần dinh dưỡng nổi bật của cải thìa phải kể đến là nguồn khoáng chất vi lượng (sắt, canxi) dồi dào và nhiều vitamin, nhất là lượng vitamin C cao hơn cả bắp cải.
dinh dưỡng rau cải thìa
Cải thìa lành tính, tốt cho hệ tiêu hóa

Rau cải thìa là nguyên liệu chính chế biến nên những món ăn ngon mà quen thuộc như canh cải thìa, cải thìa sốt thịt bò, cải thìa xào tỏi, xào với nấm… Không đơn thuần chỉ là món ăn ngon nhiều giá trị dinh dưỡng, loại thực phẩm này còn là “người hùng” có khả năng phòng và chữa trị được không ít bệnh.

Ăn bao nhiêu rau trong một ngày thì đủ

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo ăn 400 gam rau/ngày, trong khi đó người VN chỉ ăn 200 gam. Tại sao? Theo bà Lê Bạch Mai - nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, hai lý do dẫn đến tình trạng người Việt ăn quá ít…

Công dụng của rau cải thìa

1. Phòng ngừa ung thư

Lựa chọn rau cải thìa trong thực đơn hàng ngày là một trong những cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe khỏi căn bệnh “tử thần”. Trong thành phần dinh dưỡng rau cải thìa có chứa 2 thành phần quan trọng chống lại ung thư:
Thành phần đầu tiên là glucosinolates khi vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành isothiocyanate – hợp chất gây ức chế tế bào ung thư. Tiếp theo là phytoalexin – chất kháng các loại độc thực vật. Cải thìa còn là một kho dinh dưỡng giàu Beta carotene và Selen có tác dụng chống oxy hóa, khử độc tố giúp kìm hãm sự phát triển của các khối u, ngăn ngừa viêm nhiễm và làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. 
dinh dưỡng rau cải thìa
Ăn rau cải thìa thường xuyên giúp ngăn ngừa ung thư

2. Điều hòa huyết áp

Cải thìa thuộc top các loại rau tốt cho người cao huyết áp nhờ có potassium và canxi dồi dào. “Bộ đôi” này kết hợp làm nhiệm vụ thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích nhịp tim hoạt động bình thường. Với lượng sodium thấp, rau cải thìa còn có khả năng làm giảm huyết áp. Những bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch như: cao huyết áp, hở van tim, viêm thận… nên dùng rau cải thìa thường xuyên để hỗ trợ điều trị bệnh.

3. Rau cải thìa hỗ trợ hệ tiêu hóa

Với hàm lượng chất xơ nhiều đáng kể, cải thìa góp phần ngăn ngừa chứng táo bón lâu ngày hiệu quả. Đặc biệt là trẻ nhỏ ăn cải thìa cực kỳ tốt, hạn chế tình trạng kiết lỵ. Theo mẹo dân gian, cải thìa còn là bài thuốc chữa bệnh đầy hơi, khó tiêu: cả cây cải thìa giã vắt lấy nước, hâm cho âm ấm và uống trực tiếp. Bạn nên dùng liên tục 3 – 5 ngày, 2 lần mỗi ngày trước bữa ăn để hạn chế gặp phải những vấn đề về tiêu hóa.

4. Ngăn ngừa các bệnh về mắt

Theo các nghiên cứu, rau cải thìa có chứa hoạt chất tổng hợp sản xuất ra rhodopsin và lượng beta carotene dồi dào có lợi cho mắt. Nhờ vậy mà chúng ta có thể tránh được các bệnh đục nhân mắt, thoái hóa hoàng điểm ở mắt. Bổ sung nguồn dinh dưỡng rau cải thìa trong bữa ăn đúng cách được xem là phương pháp bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt.

5. Tốt cho phụ nữ mang thai

Các bà bầu thường chú ý quan tâm đến những nguồn thực phẩm có chứa axit folic, mà rau cải thìa mà một ví dụ điển hình. Axít folic có công dụng phòng chống những khuyết tật ở thai nhi, vì thế bà bầu ăn nhiều loại rau này trong suốt quá trình mang thai sẽ là lựa chọn đúng đắn. Không chỉ thế, rau cải thìa còn giúp hỗ trợ người mẹ có nhiều sữa hơn trong quá trình cho con bú.
dinh-duong-rau-cai-thia-va-nhung-dieu-bat-ngo-it-ai-biet-hinh-3
Rau cải thìa tốt cho phụ nữ mang thai

Những lưu ý khi chế biến rau cải thìa

Trong chế biến, bạn cần biết cách giữ được hàm lượng dinh dưỡng trong rau cải thìa ở mức cao nhất có thể. Sau đây là một vài mẹo giúp bạn chế biến và dùng rau cải thìa đúng cách:

– Thời gian nấu không được quá dài. Sau khi rửa sạch cần chế biến ngay, không nên để quá lâu. Khi xào nên để lửa to để thời gian nấu nhanh mà vẫn giữ được độ tươi giòn của rau.

Cập nhật cách giữ rau quả tươi lâu hiệu quả

Với cuộc sống bận rộn ngày nay, chúng ta thường không có nhiều thời gian để có thể đi chợ, mua sắm và chọn lựa thực phẩm thường xuyên. Bên cạnh đó, với thói quen sử dụng nhiều rau củ, trái cây hằng ngày, việc luôn đảm bảo tích trữ…

– Không nên ăn rau đã được nấu chín và để qua đêm. Lúc ấy, các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập tạo ra chất dễ dẫn đến ung thư dạ dày.

– Rau cải thìa có thể không hợp với những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng. Thậm chí có một số trường hợp gặp phải các triệu chứng như: đỏ da, đau họng, hen suyễn. Cần chú ý khi sử dụng loại rau này trong bữa ăn.

Qua những thông tin về giá trị dinh dưỡng của rau cải thìa ở trên, hy vọng rằng bạn đọc đã tìm hiểu thêm được những kiến thức bổ ích. Chúc bạn chế biến rau cải thìa thật hiệu quả và ngon miệng!
Theo Dinhduong.online tổng hợp