Đến tuần thứ 35, thai nhi đã dần hoàn thiện các bộ phận và chỉ tập trung vào việc phát triển cân nặng. Do đó các mẹ bầu cần chú trọng chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 35 để cung cấp đầy đủ dưỡng chất hỗ trợ thai nhi.
Chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 35
– Mỗi bữa không cần ăn nhiều, nhưng nên ăn nhiều bữa: Thay vì ăn ba bữa lớn, kèm thêm vài bữa ăn phụ, bà bầu nên ăn 6 bữa/ngày. Dù muốn hay không, ở một thời điểm nào đó trong thai kỳ, bắt buộc bạn sẽ phải ăn thử theo cách này để giảm bớt những khó chịu do hormone nội tiết tố gây ra, đồng thời vẫn đảm bảo dinh dưỡng khi mang thai. Những cơn buồn nôn bất thình lình sẽ được kiểm soát tốt hơn nếu bà bầu ăn 6 bữa/ngày. Với phương pháp chia nhỏ khẩu phần ăn, dạ dày lúc nào cũng trong tình trạng đầy đủ và không dẫn đến chuyện đình công.
Dựa vào bảng cân nặng thai nhi, các mẹ sẽ biết được tình trạng sức khỏe và tốc độ phát triển của đứa con trong bụng thế nào để từ đó có chế độ ăn uống hợp lý và xây dựng lối sống khoa học. >> Bà bầu ăn gì để…
– Uống nhiều nước: Trong quá trình mang thai bạn nên uống nhiều nước hơn sẽ giúp cho cơ thể bạn loại bỏ được những độc tố trong thời kì mang thai, giúp bạn tránh được những cơn ợ nóng, táo bón…Do đó bạn nên chú ý, uống đủ 8 ly nước mỗi ngày để thai kỳ khỏe mạnh.
– Vitamin cần thiết cho những tháng cuối của thai kỳ: Vitamin rất cần thiết cho thai phụ những tháng cuối thai kỳ. Vitamin A có thể tăng sức đề kháng bị nhiễm bệnh của người mẹ mang thai. Vitamin D có thể giúp cho quá trình hấp thụ canxi được dễ dàng hơn. Vitamin B các loại, axit folic…
Mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung lượng thực phẩm sau:
– Ngũ cốc (Chọn loại nguyên hạt là tốt nhất): 6 đến 11 phần.
– Trái cây: 2 đến 4 phần.
– Rau: Từ 4 phần trở lên.
– Sữa và thực phẩm từ sữa: 4 phần.
– Các thực phẩm giàu đạm: 3 phần mỗi ngày.
– Nước: Ít nhất 2 lít mỗi ngày.
Tuần thai thứ 35 không nên ăn gì?
Trong chế độ dinh dưỡng tuần 35, các chị em thai phụ cần nói “không” với:
– Đồ ăn tái sống: Khẩu hiệu “không ăn đồ tái sống khi mang thai” chắc chắn các mẹ đã nghe rất nhiều lần từ khi bắt đầu bầu bí nhưng nhiều mẹ nghĩ rằng đến giai đoạn này thai nhi đã hình thành đầy đủ các bộ phận nên việc ăn uống cũng dễ dãi hơn. Thực tế thì mẹ ăn đồ tái sống rất dễ nhiễm khuẩn vì chúng có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis hoặc khuẩn E. Coli. Chị em cũng nên nói không với thức ăn thừa trong tủ lạnh, thức ăn đóng gói sẵn và thực phẩm có chứa chất phụ gia, bảo quản.
– Thức ăn nhiều dầu mỡ: Bạn nên hạn chế hấp thu những thức ăn nhiều mỡ, các loại bột để tránh gây khó khăn cho việc sinh nở.
– Đồ ăn cay: Những món ăn cay có thể tốt cho sức khỏe nhưng chỉ nên tiêu thụ một lượng vừa phải. Tránh những món quá cay vì chúng có thể khiến mẹ bầu gặp phải những vấn đề về dạ dày và ruột. Bạn không chỉ cảm thấy khó chịu mà ăn quá nhiều thực phẩm này cũng ảnh hưởng không tốt với thai nhi đang phát triển.
Dinh dưỡng cho bà bầu luôn là ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý hơn trong vấn đề ăn uống vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Tháng thứ 9 bà bầu nên ăn gì để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi sẵn sàng chào đời? Các chị em đừng bỏ qua những lời khuyên dinh dưỡng sau nhé! Dưỡng chất cần bổ sung cho bà bầu…
Theo Dinhduong.online tổng hợp