Bảng cân nặng thai nhi theo tuần mẹ bầu cần biết

Tác giả: Lê Thị Cẩm Hường

bảng cân nặng thai nhi

Dựa vào bảng cân nặng thai nhi, các mẹ sẽ biết được tình trạng sức khỏe và tốc độ phát triển của đứa con trong bụng thế nào để từ đó có chế độ ăn uống hợp lý và xây dựng lối sống khoa học. 

>> Bà bầu ăn gì để con thông minh và phát triển trí não?

Tham khảo bảng cân nặng thai nhi

bảng cân nặng thai nhi

bảng cân nặng thai nhi
Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi “chuẩn” theo từng tuần tuổi

Từ tuần thứ 8 – 20, chiều dài của bé được tính từ đầu đến mông. Bởi trong giai đoạn này, chân của bé vẫn còn cuộn tròn, rất khó để đo. Từ tuần thứ 21 – 40 thai kỳ, chiều dài được đo từ đầu đến cả chân.

Lưu ý rằng, bảng cân nặng thai nhi cũng như chiều dài theo tuần tuổi như trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì mỗi thai nhi là một cá thể riêng biệt có tốc độ phát triển của riêng mình. Trọng lượng và chiều dài bé nhà bạn có thể chênh lệch đôi chút. Để hiểu rõ cụ thể về sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Hướng dẫn cách tính cân nặng thai nhi

Cách tính theo chu vi bụng

Nếu chưa có thời gian đi siêu âm hoặc ngày nào mẹ cũng muốn biết tình hình cân nặng của con thì phải làm sao? Sờ nắm bụng để đo chu vi bụng và chiều cao tử cung là cách tốt nhất. Các mẹ hãy ghi nhớ công thức sau:

Trọng lượng thai nhi= ((chiều cao tử cung + chu vi bụng) x 100)/4

Trong đó:

– Trọng lượng thai nhi tính theo gam (g).

– Chiều cao tử cung (cm) được tính từ bờ trên mu cho đến đáy tử cung.

– Đo chu vi bụng bằng cách đo vòng bụng ở chổ phình nhất.

Tuy nhiên các chuyên gia cũng lưu ý rằng tùy theo cơ thể người mẹ gầy hay béo, tử cung chứa nước ối nhiều hay ít vẫn có thể sai số chứ không hoàn toàn đúng tuyệt đối.

Cách tính theo chỉ số siêu âm

Trong cách tính toán cân nặng của thai nhi có nhiều thông số hiện trên kết quả siêu âm các mẹ cần biết:

– Đường kính lưỡng đỉnh: BPD

– Chu vi bụng: AC

– Chiều dài xương đùi: FL

– Chu vi vòng đầu: HC

– Đường kính ngang bụng: TAD.

Sau đây là một số cách tính trong siêu âm sản khoa:

– Trọng lượng thai nhi (g) = [BPD (mm) – 60] x 100.

– Trọng lượng thai nhi (g) = 1,07 × BDP (cm) × BDP (cm) × BDP (cm) 0,3 × AC (cm) × AC (cm) × FL (cm).

– Trọng lượng thai nhi (g) = (BPD (cm) x 900) – 5000.

Trường hợp thai nhi phát triển hơn hoặc kém tuổi thai

bảng cân nặng thai nhi

Nếu dựa vào bảng cân nặng thai nhi, mẹ thấy con mình đang nặng hơn so với trọng lượng tuổi thai trung bình. Hoặc chiều dài của thai nhi lớn hơn 3 cm so với mức bình thường, chúng ta phải làm thế nào? Liệu có ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ và sinh con sắp tới? Hãy đến gặp bác sĩ siêu âm và kiểm tra rõ để tìm hiểu lý do. Bởi có thể thai nhi đang tiềm ẩn một số vấn đề về sức khỏe. Có thể kể đến một số bệnh phổ biến như béo phì, tiểu đường, tiêu hóa

Trường hợp chiều dài thai nhi ngắn hơn mức trung bình 3 cm? Có phải bé đang phát triển với tốc độ chậm? Các bác sĩ cho biết thai nhi quá nhỏ dễ dẫn đến tình trạng bé suy dinh dưỡng, yếu ớt sau này. Ngoài ra các bệnh viêm phổi, trí não và hệ miễn dịch kém cũng là những đe dọa sức khỏe của bé. Có rất nhiều nguyên nhân lý giải cho vấn đề này. Các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và xét nghiệm để tìm ra do chức năng nhau thai hoặc quá trình vận chuyển dưỡng chất đến thai nhi gặp “trục trặc”, chế độ dinh dưỡng và tinh thần của người mẹ có tốt không?

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi

>> Sữa Ensure cho bà bầu có tốt không?

– Do gen di truyền, chủng tộc. Thông thường cha mẹ hoặc ông bà gầy ốm thì bé sinh ra đa phần cũng như vậy.

– Tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, béo phì hoặc tiểu đường ảnh hưởng nhiều đến cân nặng của con.

– Thai nhi là con đầu hay con thứ của mẹ? Thường thì con thứ lớn hơn con đầu nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh không quá sát nhau.

– Nếu số lượng thai trong bụng mẹ là song thai hoặc đa thai thì cân nặng của từng bé cũng thấp hơn so với mức bình thường.

– Mức độ tăng cân của người mẹ trong suốt 9 tháng thai kỳ.

Cân nặng của mẹ ảnh hưởng thai nhi thế nào?

>> Tăng cân khi mang thai thế nào là chuẩn?

Khi mang thai không phải cân nặng của người mẹ lúc nào cũng lên “vèo vèo” có nghĩa là tốt. Vì nếu mẹ tăng cân quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ hoặc thai quá to. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến khả năng sinh mổ cao. Còn nếu mẹ bầu tăng cân quá ít thì thai nhi lại không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Nguy cơ sinh non là điều khó tránh khỏi.

bảng cân nặng thai nhi

Theo các bác sĩ, cân nặng của người mẹ chỉ nên tăng trong khoảng 10 – 12kg trong suốt thai kỳ là “chuẩn”. Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu chỉ nên tăng 1 – 2.5 kg. Bắt đầu từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 28 thai kỳ, mỗi tuần mẹ nên phấn đấu tăng khoảng 0.5 kg.

Trong suốt thời gian mang thai, tổng số cân nặng của mẹ bầu được phân bổ như sau: thai nhi (3,2–3,5 kg), nhau thai (0,45-1 kg), tử cung (0,9 kg), nước ối (0,7-0,9 kg), ngực (0,5 kg), khối lượng máu (1,2-1,4 kg), chất béo (2,3 kg), mô, chất lỏng (1,8-3,2 kg).

Mách mẹ bầu bí quyết nhỏ

Bằng cách nào các chị em thai phụ có thể vừa tăng cân cho mẹ lại vừa tăng cân cho con? Theo các nghiên cứu, lượng sữa cho bà bầu tiêu thụ hàng ngày có liên quan đến cân nặng của thai nhi. Cụ thể mỗi ly sữa mẹ uống vào sẽ giúp “bé yêu” tăng khoảng 41g khi còn trong bụng. Do đó uống sữa là một thói quen dinh dưỡng rất tốt để các mẹ duy trì nhé!

Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ nào cũng mong muốn quan tâm đến cân nặng của thai nhi để biết được rằng con mình có đang khỏe mạnh bình thường hay không. Nhờ vào bảng cân nặng thai nhi, các mẹ có thể so sánh và tự nhận biết được mức độ phát triển của con để từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

Theo Dinhduong.online tổng hợp