Dinh dưỡng mang thai tuần 39: Ăn gì để vượt cạn an toàn?

Tác giả: Lê Thị Cẩm Hường

Dinh dưỡng mang thai tuần 39

Thai tuần 39 có thể khiến người mẹ mệt mỏi và áp lực bởi những biến đổi lớn trong cơ thể. Do đó dinh dưỡng mang thai tuần 39 cần được chú trọng nhiều hơn để cơn đau khi trở dạ không còn là nỗi ám ảnh với các mẹ. 

Những thay đổi của mẹ bầu trong tuần 39

Mẹ bầu mang thai tuần 39 sẽ cảm thấy áp lực và mệt mỏi bởi những biến đổi trong cơ thể, và có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào. Một vài triệu chứng có thể đến với người mẹ mang thai ở thời kỳ này:

– Cơ thể bị phù nề
– Bầu ngực căng hơn và trở nên nhạy cảm hơn
– Sữa non ra sớm
– Chuyển dạ giả.

Dinh dưỡng mang thai tuần 39
Tuần thai 39, mẹ phải đối mặt với cơn chuyển dạ

Lúc này, mẹ bầu khó có thể tự mình đứng lên khi đang ngồi hoặc nằm. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường bởi cơ thể người mẹ đang bị phù nề. Hơn nữa, bầu vú cũng trở nên nhạy cảm và căng tròn hơn, và sữa non bắt đầu chảy rỉ ra. Nhiều bà mẹ cũng gặp phải hiện tượng này trong suốt thời gian thai kỳ của học. Sữa non chỉ ngừng chảy khoảng hai ngày sau sinh khi mẹ đã bắt đầu có sữa. Cơ thể mẹ bầu sẽ tự “chuẩn bị sẵn sàng” cho việc sinh nở, vì vậy mẹ không cần lo lắng nếu thấy hiện tượng sữa non chảy rỉ.

Điểm danh những thực phẩm lợi sữa hiệu quả

Điều lo lắng nhất của các bà mẹ sau khi sinh là không đủ sữa cho con bú, vậy làm cách nào có thể kích sữa ra nhiều để đủ cho con bú? Bài viết dưới đây có giới thiệu những thực phẩm lợi sữa hiệu quả, những bà mẹ sau…

Chuyển dạ giả chỉ xảy ra vào tuần thứ 39 của thai kỳ. Nếu bất chợt cảm thấy từng cơn đau co thắt, mẹ bầu cần phải hết sức bình tĩnh và xác định xem lần chuyển dạ này là thật hay giả. Gợi ý cho mẹ cách đơn giản nhất để phân biệt chuyển dạ thật với cơn co thắt tử cung bình thường đó là, bạn sẽ không thể nói chuyện và đi lại bình thường nếu thực sự đang chuyển dạ.

3 nguyên tắc dinh dưỡng mang thai tuần 39

– Ăn những bữa phụ: Kể cả khi bạn thấy hơi buồn nôn hoặc không đói, hãy cố gắng ăn chút gì đó nhẹ nhẹ mỗi tiếng đồng hồ trong lúc chuyển dạ. Trong suốt quá trình chuyển dạ, cơ thể sẽ phải tiêu hao quá nhiều mỡ tích trữ để tạo ra năng lượng, có thể gây ra mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, khiến cơn đau đẻ lại càng khó chịu hơn. Vì thế, ăn những bữa nhỏ trong lúc này là điều cần thiết. Bánh quy giòn, trái cây, bánh mì hoặc bánh gạo… sẽ giúp bạn có thêm sức để cầm cự. Bạn cũng có thể ăn một chút súp hoặc cháo để thỏa mãn cơn đói mà không làm mình bị đầy bụng.

– Ăn và uống nước ép dứa: Bạn muốn sinh thường dễ thì nên ăn nhiều dứa ở tháng cuối thai kỳ vì trong dứa có chứa enzyme bromelain sẽ giúp làm mềm cổ tử cung để chị em đẻ dễ hơn. Tuy nhiên các mẹ bầu chỉ nên ăn nhiều dứa ở những tuần cuối thai kỳ (từ tuần 38 trở đi) thôi nhé. Trong thời gian đầu mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu tiên, nếu mẹ bầu ăn dứa sẽ rất nguy hiểm vì nó làm tử cung co bóp mạnh dễ gây ra tình trạng sảy thai đấy.

Dinh dưỡng mang thai tuần 39
Dứa và nước ép dứa nên được lựa chọn vào những tháng cuối thai kỳ

– Uống nhiều nước: Chuyển dạ là khoảng thời gian khiến bạn dễ mất sức, có cảm giác khát vì cơ thể bị mất nước. Bạn không nên sợ uống nhiều nước khiến phải đi tiểu nhiều. Chính việc di chuyển vừa phải sẽ khiến bạn năng động và giúp cuộc chuyển dạ hiệu quả hơn. Uống nhiều nước nhưng nên chia thành ngụm nhỏ. Nước lọc hay nước trái cây đều rất tốt. Tuy nhiên, tránh uống nước trái cây như chanh, cam, bưởi hay nước ngọt có ga vì chúng chứa nhiều axit khiến bạn mệt mỏi.

Tháng thứ 9 bà bầu nên ăn gì cho đủ chất?

Tháng thứ 9 bà bầu nên ăn gì để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi sẵn sàng chào đời? Các chị em đừng bỏ qua những lời khuyên dinh dưỡng sau nhé!  Dưỡng chất cần bổ sung cho bà bầu…

Trên đây là những mẹo ăn uống nhỏ trong chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 39 mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng cần nắm rõ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên luyện tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe và giữ cho tinh thần thoải mái sẵn sàng cho những ngày vượt cạn sắp tới.

Theo Dinhduong.online tổng hợp