Nôn ói là triệu chứng bình thường của thời kỳ thai nghén, nó là dấu hiệu thông báo một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên bà bầu ăn vào là nôn liên tục và kéo dài trong nhiều ngày liền kèm theo nhiều triệu chứng khác thì đó là điều nguy hại đe dọa sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Nôn ói bình thường trong thời kỳ thai nghén
Những thay đổi về nội tiết tố trong những tháng đầu mang thai sẽ khiến nhiều chị em dị ứng với mùi thức ăn hoặc bất cứ mùi vị gì và gây cảm giác buồn nôn, nôn ói. Đây không phải là căn bệnh gì nguy hiểm mà chỉ là triệu chứng đi kèm khi mang thai. Theo số liệu thống kế, 24% bà bầu có cảm giác ốm nghén vào bất cứ giờ nào trong ngày.
Hiện tượng này hầu như sẽ kết thúc sau tuần thai thứ 12. Từ tháng thứ 4, mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều và chế độ dinh dưỡng thai kỳ trở lại lành mạnh hơn.
Trên thực tế, triệu chứng buồn nôn có thể khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc ăn uống và còn có nhiều giả thuyết cho rằng nôn ói sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như làm gia tăng nguy cơ sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh rằng, nôn ói thông thường không có hại mà còn có lợi cho thai nhi.
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất vì thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển những bộ phận cơ thể cần thiết. Vì vậy chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi cũng như sức khỏe của…
Trong khi buồn nôn, nôn ói, các hormone thai kỳ được sản xuất mạnh hơn giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Bên cạnh đó sự gia tăng các mức estrogen và chorionic gonadotropin cũng giúp em bé phát triển mạnh mẽ hơn. Hormone est aussi còn được chứng minh là có khả năng tăng miễn dịch, tăng sức đề kháng và giúp mẹ bầu không bị nhiễm trùng.
Khi nào nôn ói trở nên nguy hiểm trong thai kỳ?
Tuy nhiên, nếu bà bầu ăn vào là nôn, thậm chí nôn hết thức ăn rồi vẫn tiếp tục nôn ra nước dãi hoặc nôn khan thì có thể bị nhiễm độc thai nghén, chế độ dinh dưỡng thai kỳ khi đó cũng bị ảnh hưởng, ăn uống thiếu chất.
Nếu tình trạng thai phụ nôn mửa kéo dài, không ăn uống được sẽ dẫn đến thai phụ bị mất nước, suy kiệt sức lực, tiếp đến xuất hiện triệu chứng phù, tăng huyết áp, protein niệu… có thể ngất và hôn mê.
Thậm chí, mẹ bầu bị ốm nghén nặng còn có thể khiến da nhăn nheo, hơi vàng; tim đập nhanh, nước tiểu ít, không muốn ăn. Nếu kéo dài có thể xuất hiện các triệu chứng thần kinh, mê sảng, vật vã, co giật, hôn mê. Nôn ói nhiều còn dễ khiến thai phụ bị tắc ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy yếu chức năng gan. Với thai nhi, có thể bị nhẹ cân và chết lưu.
Trong thời gian thai kỳ mẹ bầu phải liên tục đối mặt với những cơn buồn nôn dữ dội, cố một số thực phẩm chống buồn nôn hiệu quả và an toàn có thể giúp cho mẹ bầu vượt qua những ngày ốm nghén mệt mỏi. Suy dinh dưỡng ở…
Ốm nghén nặng còn được gọi là tình trạng nhiễm độc thai nghén. Khoảng 10% bà mẹ mang thai bị nhiễm độc thai nghén muộn (nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng cuối thai kỳ) với các triệu chứng: Cao huyết áp, phù nề ở chân hoặc phù nề toàn thân, protein niệu. Mẹ bị nghén nặng 3 tháng cuối có thể là dấu hiệu báo trước tiền sản giật, nhau bong non, gây nguy hiểm tới tính mạng cả mẹ và con. Còn nhiễm độc thai nghén sớm xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ.
Trong những trường hợp bà bầu ăn vào là nôn ra hết thì nên đến gặp bác sĩ ngay để kịp thời kiểm tra và chữa trị.
Theo Dinhduong.online tổng hợp