Bà bầu nên ăn gì vào 3 tháng cuối của thai kỳ? Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối cần lưu ý vấn đề gì? Đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Xem nhanh
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối cần đầy đủ chất
1. Chất đạm
Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối chắc chắn không thể thiếu những thực phẩm giàu đạm. Bởi protein thực sự quan trọng trong giai đoạn này. Chẳng những cung cấp đầy đủ năng lượng cho mẹ, thúc đẩy sự phát triển của tế bào mà các amino axit trong protein còn giúp cơ thể bé thêm cứng cáp. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ bầu nên nạp khoảng 60g protein hàng ngày. Nguồn thực phẩm giàu đạm các mẹ cần biết đến như: trứng, thịt, sữa hoặc phô mai, bơ đậu phộng…
2. Tinh bột
Carbohydrates cũng là một trong những thành phần không thể thiếu trong khẩu phần dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý nên bổ sung carbohydrates phức hợp có trong ngũ cốc nguyên hạt và rau quả. Đây là nguồn bổ sung năng lượng tuyệt vời và lâu bền cho cơ thể. Tránh bổ sung carbohydrades đơn từ bột mì, bánh ngọt, bánh mì trắng…vì chúng không có nhiều giá trị dinh dưỡng.
3. Chất béo
Hiện nay trên thế giới ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh về lợi ích cũng như công dụng Omega 3 đối với sức khỏe. Không phải chất béo nào cũng gây hại cho cơ thể. Riêng đối với Omega 3 được công nhận là chất béo lành mạnh,…
Nên bổ sung nguồn chất béo lành mạnh để kịp thời hỗ trợ quá trình mang thai và chuẩn bị cho con bú. Vì chất béo vừa cung cấp năng lượng, vừa tổng hợp vitamin A,D,E,K cần thiết cho cơ thể. Theo khuyến cáo, chúng ta nên tránh hoặc hạn chế loại chất béo bão hòa (chất béo no) như thịt, dầu dừa… Cần bổ sung các loại chất béo chưa bão hòa (chất béo không no) như các loại dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu mè…).
4. Vitamin C
Đây là loại vitamin vô cùng tốt cho sức khỏe con người, không riêng gì mẹ bầu. Vitamin C giúp tăng sức đề kháng của các mẹ trong những tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra chúng còn giữ vai trò sản xuất collagen, góp phần xây dựng cấu trúc xương và cơ cho bé. Hàm lượng vitamin C mẹ bầu cần bổ sung khoảng 65 – 85 mg hàng ngày. Các bà bầu có thể ăn cam, quýt, bưởi hoặc uống nước ép cam, nước ép dưa màu đỏ….
5. Bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng cuối
Chất sắt giúp tạo hemoglobin trong hồng cầu. Ở giai đoạn 3 tháng cuối, khối lượng máu của người mẹ tăng rất nhanh. Do đó cần bổ sung thêm hàm lượng sắt cần thiết. Nếu thiếu loại chất này sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất máu khi sinh con. Mẹ bầu nên cung cấp khoảng 30 mg lượng sắt hàng ngày. Có rất nhiều nguồn thực phẩm giàu sắt nên đưa vào thực đơn hàng ngày. Ví dụ: thịt đỏ, thịt bò, bánh mì, ngũ cốc, các loại trái cây khô…
Trong đó, thịt bò không chỉ là nguồn cung cấp sắt dồi dào, mà còn chứa nhiều protein tốt cho sức khỏe. Ăn thịt bò thường xuyên giúp ngăn ngừa nguy cơ sinh non, hạn chế tình trạng thai nhi nhẹ cân sau sinh.
6. Chất xơ
Táo bón, bị trĩ luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều mẹ bầu. Sở dĩ tình trạng này xảy ra phổ biến trong thai kỳ do sự biến đổi lớn về hàm lượng hormone, tử cung càng lớn chèn ép các cơ quan trong ổ bụng gây cản trở quá trình đào thải chất cặn bã ra ngoài hậu môn.
Trong trường hợp này, chất xơ được xem là “cứu tinh” để hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, giúp giảm bệnh trĩ, ung thư ruột kết và ung thư đại tràng. Theo khuyến cáo, mỗi mẹ bầu cần nạp đủ lượng chất xơ 25 – 35 gram hàng ngày từ các loại đậu, các loại rau, bắp cải, súp lơ xanh, bí ngô, quả mâm xôi, quả táo…
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo ăn 400 gam rau/ngày, trong khi đó người VN chỉ ăn 200 gam. Tại sao? Theo bà Lê Bạch Mai - nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, hai lý do dẫn đến tình trạng người Việt ăn quá ít…
Điểm danh 5 thực phẩm lành mạnh cho mẹ bầu 3 tháng cuối
1. Ngũ cốc nguyên hạt
Hầu hết các loại ngũ cốc đều giàu chất xơ giúp chị em phụ nữ mang thai phòng ngừa táo bón, chất sắt, selen và hàm lượng vitamin B phong phú cung cấp năng lượng, hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện.
2. Cá hồi
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bà bầu nên bổ sung cá hồi vào thực đơn hàng ngày. Được biết đến là loại cá dồi dào các axit béo có lợi, cá hồi cực kỳ tốt cho quá trình phát triển của tế bào não và hệ thần kinh của thai nhi.
Điều đáng nói là nguồn DHA có trong cá hồi cao hơn rất nhiều so với trong sữa. Nhờ vậy mà ăn cá hồi giúp ổn định tinh thần bà bầu tốt hơn, khắc phục chứng trầm cảm, buồn chán và lo lắng khi thời điểm”lâm bồn” sắp đến gần.
3. Trứng
Trong trứng tập trung đến 8 loại axit amin chủ yếu và cực kỳ tương thích với tỷ lệ bên trong cơ thể con người. Trong số các loại trứng, trứng gà được xem là tốt nhất cho bà bầu. Trong lòng đỏ trứng gà có chứa lexithin, glixerin, cholesterol, đặc biệt là thành phần colin có tác dụng truyền dẫn thần kinh chính xác, hình thành nên bộ nhớ của thai nhi.
Các mẹ chỉ biết rằng bà bầu ăn trứng gà bổ mẹ bổ con chứ chưa thực sự biết chính xác tại sao trứng gà lại tốt cho phụ nữ mang thai và ăn bao nhiêu trứng gà trong kì mang thai là đủ. Vì sao trứng gà tốt cho…
4. Quả óc chó
Đây là một trong những thực phẩm tốt nhất cho phụ nữ mang thai với những công dụng tuyệt vời:
– Phát triển trí não thai nhi: Trong thành phần dinh dưỡng của quả óc chó có sự góp mặt của rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe thần kinh và sự phát triển trí não của bé. Đơn cử như: Omega-3, sắt, đồng, kẽm, mangan, kali, selen, canxi…
– Tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể mẹ nhờ các chất chống oxy hóa, đồng, vitamin E, polyphenol…giúp bà bầu giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng.
– Ngủ ngon và sâu hơn: Nhiều nghiên cứu đã kết luận bà bầu ăn vài quả óc chó trước khi đi ngủ cũng có tác dụng giống như uống một cốc sữa ấm, hỗ trợ cơ thể sản sinh ra hormone melatonin, giúp giấc ngủ đến nhẹ nhàng hơn.
Từ khi xuất hiện trên thị trường, sữa óc chó Hàn Quốc đã chiếm được rất nhiều thiện cảm từ người tiêu dùng. Sữa óc chó với mùi vị vừa lạ vừa ngon có lợi cho người tiểu đường, người mắc các chứng bệnh về tim mạch, đặc biệt đối với…
5. Đu đủ chín
Đu đủ là loại quả vừa ngon lại vừa bổ, nhưng phải là đu đủ chín thì mới tốt cho bà bầu. Bởi trong đu đủ xanh có chứa chất gây sảy thai, tuyệt đối không nên dùng khi mang thai. Đối với đu đủ chín chứa vô vàn những dưỡng chất quý giá: carotein, canxi, kali, vitamin A, C, chất xơ và folate. Ăn đu đủ chín để giúp mẹ bầu giảm triệu chứng chuột rút, phòng chống táo bón, bổ sung vitamin và tăng cường sức đề kháng.
Mang thai là khoảng thời gian để các mẹ bầu cẩn thận hơn trong việc ăn uống. Đặc biệt trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối, chúng ta nên chú trọng những thực phẩm lành mạnh để mẹ khỏe và con phát triển đều đặn.
Theo Dinhduong.online tổng hợp