Bé bị ho sổ mũi nên ăn cháo gì để nhanh khỏi bệnh?

Tác giả: admin

bé ho nên ăn cháo gì

bị ho sổ mũi nên ăn cháo gì là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Bởi ngoài việc cho bé uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ, việc chế biến các món cháo dinh dưỡng sẽ giúp con “giải cảm” hiệu quả. Nếu mẹ cũng đang có thắc mắc này, hãy đọc tiếp bài viết dưới đây để có lời giải đáp!

1. Bật mí 10 loại cháo giảm ho cho bé 

Cùng tìm hiểu các loại cháo giúp trẻ giảm và ngăn ngừa tình trạng ho hiệu quả mà bố mẹ có thể tham khảo:

1.1 Cháo bí ngô

Bé bị ho sổ mũi nên ăn cháo gì? Bố mẹ đừng bỏ qua món cháo bí ngô thơm ngon và bổ dưỡng. Được biết, trong bí đỏ có chứa nhiều chất sắt, vitamin C, axit hữu cơ, khoáng chất giúp trẻ tăng cường đề kháng để nhanh chóng hồi phục.

Cách nấu cháo bí ngô cũng rất đơn giản. Chỉ cần những nguyên liệu như sau: Một quả bí ngô, táo đỏ khoảng 500g, đường đỏ 200g. Sau đó rửa sạch các nguyên liệu bí ngô, táo đỏ rồi bỏ vào nồi nấu cùng với đường đỏ, đổ nước vừa đủ để nấu thành cháo.

1.2 Trẻ bị ho nên ăn cháo gì? Cháo củ hành là gợi ý phù hợp 

Cháo củ hành có tác dụng giúp trẻ ra nhiều mồ hôi, nhanh hạ sốt và giảm thiểu những cơn ho hiệu quả. Đặc biệt, một nghiên cứu còn chỉ ra chất phytoncides chứa nhiều trong hành tây có đặc tính kháng khuẩn mạnh hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, cải thiện tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp hiệu quả. 

Món cháo củ hành có cách làm khá nhanh chóng và đơn giản, bạn chỉ cần cho 20 củ hành và gạo lứt 60g đem đi vo sạch tất cả, sau đó đổ nước vừa đủ, nấu cháo chín thì cho hành lá vào. Chia thành nhiều lần ăn, mỗi lần ăn khoảng một chén.

trẻ bị ho không nên ăn cháo gìKhi bé ho ăn cháo gì? Thử thực hiện ngay công thức làm cháo củ hành giúp giải cảm, trị ho hiệu quả. 

1.3 Cháo lá tía tô

Trong Đông y, lá tía tô là loại dược liệu có vị cay, tính ấm, mùi thơm có tác dụng giải cảm, tiêu đờm và kích thích tiết mồ hôi hiệu quả. Còn theo một số nghiên cứu khoa học, lá tía tô có các hoạt chất giúp giảm tiết dịch phế quản, chống co thắt tiêu đờm, giảm phản xạ ho hiệu quả. Do đó, có thể thấy cháo lá tía tô là món ăn phù hợp giúp bạn giải đáp thắc mắc bé bị ho có đờm nên ăn cháo gì. 

Chế biến món cháo này, trước tiên bạn rửa thật sạch lá tía tô, cho một lượng nước vừa phải vào sắc. Đến khi nước cạn còn một nửa thì bỏ bã, lấy nước đó cho gạo đã vo vào, thêm nước và nấu thành cháo đặc. Ăn cháo tía tô khi còn nóng sẽ có tác dụng hơn rất nhiều so với để nguội.

1.4 Cháo gà

Cháo gà chính là một trong những loại cháo rất tốt cho người bị bệnh cảm lạnh, viêm họng và ho khan. Không những có tác dụng với người lớn mà còn rất hữu hiệu đối với trẻ em. Theo đó, thịt gà có chứa hàm lượng protein và đạm cao giúp trẻ bổ sung đầy đủ năng lượng. Ngoài ra, hàm lượng sắt và kẽm có trong thịt gà là những vi chất quan trọng giúp trẻ tăng cường hệ thống miễn dịch và sức đề kháng.

Để nấu cháo gà, bạn chỉ cần cho nửa con gà vào nồi luộc, khi nào gà chín thì vớt gà ra, xé thành sợi. Sau đó đổ gạo vào nấu, đến khi gạo nở thì múc ra chén rồi cho gà xé vào, đừng quên cho hành lá vào nhé!

bé bị ho sổ mũi nên ăn cháo gìCháo gà nóng hổi với nhiều vitamin, protein và khoáng chất tốt giúp trẻ cải thiện tình trạng ho.

1.5 Cháo nhị bì và cam thảo

Cháo nhị bì và cam thảo là loại cháo trị ho cho bé được kết hợp bởi nhiều loại thảo dược có tác dụng thải độc, thanh nhiệt. Chưa kể, các loại thảo mộc trong cháo còn có công dụng trong việc kháng khuẩn, kháng virus và kháng viêm rất tốt giúp trẻ cải thiện tình trạng ho hiệu quả.

Khi nấu cháo nhị bì và cam thảo cần những nguyên liệu như sau: Tang bạch bì (hay còn gọi vỏ rễ dâu) 10g, đại cốt bì 10g, cam thảo 3g, gạo lứt 50g. Trộn chung tất cả nguyên liệu lại với nhau rồi nấu sôi, khi nào nước sôi thì chắt lấy nước, bỏ phần xác. Lấy nước đó nấu cháo, ăn ngay lúc nóng. Mỗi ngày ăn 2-3 lần thì mới phát huy hết tác dụng của nó.

1.6 Bé ho ăn cháo gì? Thử ngay cháo gừng

Trong gừng có chứa gingerol – một chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa mạnh. Hơn hết, chất này còn có thể chống lại virus hợp bào hô hấp – nguyên nhân gây ra cảm lạnh, cảm cúm và một số bệnh về hô hấp khác. Do đó việc sử dụng gừng nấu cháo trị ho cho trẻ là một gợi ý phù hợp mà các mẹ có thể áp dụng.

Để nấu cháo gừng, các mẹ chuẩn bị 1 củ gừng, 1 thìa giấm gạo, gạo và hành lá. Gạo vo sạch rồi nấu đến khi sôi thì cho gừng, hành lá và giấm vào nấu cùng trong 10 phút thì tắt bếp. Cho trẻ ăn cháo khi còn nóng, một ngày 2 lần và mỗi lần 1 chén nhỏ.

1.7 Cháo tỏi

Tỏi có chứa nhiều chất allicin, có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, tăng cường đề kháng và giảm ho, sổ mũi. Vì vậy, cho trẻ ăn cháo tỏi là một trong những biện pháp trị ho tại nhà tốt mẹ có thể thử.

Nấu cháo tỏi, mẹ chuẩn bị 100g thịt heo nạc, 1 củ tỏi, 50g gạo và một ít lá chanh, gừng. Sau khi sơ chế sạch các nguyên liệu, thịt xay nhuyễn rồi xào chín tới, kế tiếp lấy lá chanh và gừng giã nát rồi chắt lấy phần nước cốt. Cho gạo vào nồi nấu và thêm nước cốt chanh gừng và tỏi đã chuẩn bị vào. Khi cháo chín nhừ cho thịt vào nấu chung đến khi cháo sôi trở lại thì tắt bếp và cho trẻ ăn khi còn nóng. 

trẻ bị ho nên ăn cháo gìBé bị ho nên ăn cháo gì? Cháo tỏi là lựa chọn phù hợp bởi trong tỏi giàu allicin – chất tăng cường đề kháng, giảm ho hiệu quả.

1.8 Cháo rau củ

Với thắc mắc trẻ bị ho nên ăn cháo gì, các bố mẹ đừng bỏ qua món cháo rau củ được nấu từ cà rốt, cà chua, đậu hà lan, rau cải,… giàu vitamin và chất xơ giúp trẻ giải cảm, trị ho tốt. Trong đó, cà chua và cà rốt có chứa nhiều vitamin A, vitamin C giúp tăng cường đề kháng, làm dịu mát họng và cải thiện tình trạng ho, đau họng trẻ đang gặp phải. 

Tùy vào sở thích của trẻ, bố mẹ có thể nấu cháo cà rốt hoặc cà chua thịt bằm kết hợp cùng các loại rau củ khác như đậu hà lan, bắp,… giúp tăng dinh dưỡng cho món cháo. Vì vậy khi được hỏi trẻ bị ho nên ăn cháo gì, các bố mẹ đừng bỏ qua món cháo rau củ. 

1.9 Cháo táo đỏ bí ngô

Cháo táo đỏ, bí ngô chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp trẻ cải thiện sức khỏe, nhanh chóng hồi phục. Đặc biệt, nếu kết hợp cùng đậu xanh giúp mang đến hiệu quả làm dịu và giảm đau rát cổ họng.

Sau khi sơ chế đậu xanh, bí ngô, táo đỏ và gạo, bố mẹ vo gạo nấu cháo. Khi cháo sôi, cho lần lượt đậu xanh, bí đỏ và táo đỏ hầm đến khi chín nhừ thì nêm nếm gia vị rồi cho bé ăn khi còn nóng.

1.10 Cháo bột yến mạch 

Trong bột yến mạch có chứa nhiều chất xơ hòa tan và protein giúp trẻ được cung cấp đủ năng lượng và loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, khi bị ho trẻ thường cảm thấy chán ăn, vì vậy món cháo bột yến mạch có vị ngọt thanh, mềm mịn, dễ nuốt giúp trẻ ăn ngon miệng, hạn chế cảm giác đau rát họng khi ăn.

Nguyên liệu nấu cháo bột yến mạch gồm 50g yến mạch, 50g thịt nạc xay nhuyễn. Cho nước và bột yến mạch vào nồi cho lên bếp nấu. Sau khi cháo sôi, hạ lửa nhỏ và nấu thêm 5 – 10 phút đến khi yến mạch chín và đặc lại thì cho thịt nạc xay nhuyễn vào nấu chung. Cuối cùng nêm nếm lại gia vị là hoàn thành.

bé ho ăn cháo gìNếu không biết nên cho bé bị ho sổ mũi ăn cháo gì, bố mẹ nên nấu cháo bột yến mạch có nhiều chất xơ, protein tốt cần thiết cho sự hồi phục của bé.

2. Trẻ bị ho không nên ăn cháo gì? 

Khi trẻ bị ho, mẹ nên hạn chế nấu các loại cháo từ hải sản cho bé như cháo cua, cháo cá,… bởi hải sản có mùi tanh và có thể gây kích ứng, khó thở và gia tăng tình trạng ho của trẻ. Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng ho của trẻ, bố mẹ đừng quên một vài lưu ý trong chế độ dinh dưỡng như:

    • Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt: Như bánh, kẹo, nước ngọt,… bởi có thể gây kích thích cổ họng, tăng đờm nhớt khiến các triệu chứng ho nghiêm trọng hơn.
    • Tuyệt đối không cho trẻ ăn uống đồ lạnh: Vì đồ lạnh có thể làm tăng quá trình viêm vùng hầu họng cũng như kích thích cơn ho của trẻ.
    • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán: Những món ăn nhiều dầu mỡ có thể khiến trẻ tiêu hóa khó khăn, tăng tiết dịch đờm, từ đó dẫn đến tình trạng ho của trẻ kéo dài và lâu khỏi.  

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về vấn đề bé bị ho sổ mũi nên ăn cháo gì. Mong rằng qua bài viết này, phụ huynh có thể tìm ra được những loại cháo trị ho cho trẻ hiệu quả giúp con nhanh chóng giảm thiểu tình trạng ho và nhanh chóng khỏi bệnh.