Măng là một món ăn quen thuộc của nhiều gia đình Việt Nam và hầu như được sử dụng quanh năm trong các món ăn khác nhau. Tuy nhiên, măng lại là một trong những dạng thực phẩm có chứa độc tố rất lớn cũng như có nguy cơ gây ra ngộ độc nếu không được xử lý đúng cách. Chính vì thế mà bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn một số lưu ý cần biết cũng như như cách nhận biết ngộ độc khi ăn măng.
- Ngộ độc khi ăn hải sản và cách phòng tránh hiệu quả
- Những lưu ý cần tránh để không bị ngộ độc khi ăn thịt baba
Xem nhanh
1. Ngộ độ khi ăn măng là do đâu?
Trong măng có một chất độc với tên gọi là cyanide và có thể gây tử vo9ng qua đường tiêu hóa với hàm lượng 1 mg/kg tùy thoe trọng lượng của mỗi người. Măng tươi có hàm lượng cyanide vô cùng cao, tới 230 mg/kg. Nếu ăn măng có chứa nhiều chất cyanide thì sẽ làm chất này chuyển hóa thành acid cyanhydric dưới tác động của enzym đường tiêu hóa. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng ngộ độc và thậm chí là tử vong nếu không có biện pháp cấp cứu kịp thời.
2. Một số quan niệm sai lầm về măng
Nhiều người cho rằng việc uống nước măng tươi sẽ giúp điều trị một số bệnh cũng như giúp hạ sốt. Tuy nhiên đây lại là một quan niệm sai lầm hoàn toàn. Như đã nói ở trên, trong măng có chứa hàm lượng độc chất vô cùng cao nên có thể gây ra ngộ độc nếu ăn nhiều. Do đó, việc uống nước măng không chỉ không có tác dụng chữa bệnh mà còn có thể gây ra một số ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe.
Một trong những cách chế biến cũng như loại bỏ độc tố ở măng là ngâm dấm nhưng cũng cần có những lưu ý nhất định. Nếu bạn không để măng đủ lâu và ăn khi măng chưa ngả sang màu vàng cũng như có mùi chua thì vẫn sẽ gây ngộ độc như thường. Thêm nữa việc nấu măng lâu gây mất chất dinh dưỡng là hoàn toàn không chính xác. Măng cần được ngâm và luộc rất nhiều lần thì mới có thể giảm bớt lượng cyanide gây độc có trong thực phẩm này. Vì thế nếu nấu không kỹ măng cũng vẫn còn độc tố như thường.
Ăn gì tốt cho gan? Ăn gì mát gan? Trước tình trạng vô số các thực phẩm không an toàn và mất vệ sinh xuất hiện tràn lan như ngày nay thì gan là bộ phận đang ngày đêm làm việc để cố gắng loại bỏ những chất độc hại. Chúng ta…
3. Triệu chứng ngộ độc khi ăn măng
Tùy theo hàm lượng cyanide hấp thụ mà người bệnh sẽ có những biểu hiện nặng – nhẹ khác nhau. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khoảng từ 5-30 phút sau khi ăn măng. Người bị nhẹ thường sẽ bắt đầu sợ hãi, lo lắng, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, rối loạn ý thức… Với những tình trạng nặng thì sẽ có các dấu hiệu như co giật, cứng hàm, duỗi cứng, giãn đồng tử, suy hô hấp, hôn mê… Nghiêm trọng nhất là dẫn tới tình trạng tim đập nhanh, không đều, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, ngừng thở và tử vong nếu không có cách xử lý kịp thời.
4. Nên làm gì khi bị ngộ độc măng?
Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu trên thì cần giúp người bệnh nôn ra ngay lập tức. Có thể uống đầy nước rồi móc họng hay ngoáy vào họng đễ gây nôn. Nếu nạn nhân ngừng thở thì cần hô hấp nhân tạo rồi đưa tới trung tâm y tế gần nhất để được chữa trị chính xác và hiệu quả. Tránh để tình trạng ngộ độc kéo dài vì thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khác.
5. Phòng tránh ngộ độc khi ăn măng
Mỗi kg măng củ có chứa tới 230 mg cyanide, đủ để gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Ngay cả khi đã luộc qua trong 12 tiếng thì hàm lượng cyanide chỉ giảm xuống đôi chút, còn 160 mg trong mỗi kg. Chính vì thế mà khi muốn ăn măng thì cần luộc và ngâm nước lâu ngày phần măng tươi cho tới khi ngả sang màu vàng và có mùi chua. Như vậy thì lượng cyanide sẽ giảm xuống đáng kể, chỉ càn 9 mg và sẽ an toàn hơn trong việc chế biến. Bạn nên luộc măng thật kỹ, khi luộc cần thay nước nhiều lần cũng như ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.
Ngộ độc khi ăn măng rất dễ xảy ra nếu bạn không chú ý trong quá trình chế biến. Vì thế không chỉ cần cẩn thận khi sử dụng măng mà khi nhận thấy các triệu chứng thì cũng cần đưa người bệnh tới bác sĩ ngay lập tức để được chuẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Theo Dinhduong.online tổng hợp