Làm thế nào để phòng tránh ngộ độc hải sản?

Tác giả: Lê Thị Cẩm Hường

ngộ độc hải sản

Hải sản luôn là nhóm thực phẩm yêu thích của rất nhiều người. Từ hải sản có thể chế biến ra vô số những món ăn hấp dẫn. Thế nhưng nếu ăn phải những loại có độc hoặc trong quá trình chế biến chúng ta thực hiện không kỹ hoặc không ăn đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc hải sản nguy hiểm đến tính mạng.

Các triệu chứng khi ngộ độc hải sản

ngộ độc hải sản

Ngộ độc hải sản thường biểu hiện triệu chứng từ 1 – 24 giờ tùy người. Các dấu hiệu tuy không phải ai cũng giống nhưng nhìn chung là:

– Đau rát và tê ngón tay, ngón chân, đau cơ bắp.

– Cổ họng, lưỡi đau hoặc ngứa.

– Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn.

– Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, choáng váng, ngất xỉu.

– Một số trường hợp khó nặng.

Phòng tránh ngộ độc hải sản

Ăn thịt hải sản tươi sống hoặc chưa được nấu chín là nguyên nhân dẫn đến các ca ngộ độc. Một số người rất thích ăn hải sản tái nhưng lại không hề biết điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe. Đặc biệt là thịt cua khi không chín sẽ chứa nhiều ký sinh trùng. Nếu chúng xâm nhập vào phổi hoặc các cơ quan khác sẽ làm tê liệt chức năng các bộ phận đó.

Ngoài ra để phòng tránh ngộ độc hải sản, chúng ta cần:

– Tránh ăn hải sản ở những vùng nước nghi ngờ nhiễm độc.

– Đối với những món mới, có cách chế biến lạ nên hạn chế ăn nhiều.

– Chỉ nên ăn hải sản có nguồn gốc rõ ràng, tránh ăn vỉa hè.

– Không mua những loại cá chết ngoài chợ.

Lưu ý khi ăn với hải sản

ngộ độc hải sản

Không ăn cùng thực phẩm chứa vitamin C. Nếu không rất dễ gây ra ngộ độc thạch tín cấp tính đe dọa tính mạng.

Không uống trà sau khi ăn hải sản. Đây chính là thói quen của rất nhiều người nhưng điều này không hề tốt cho hệ tiêu hóa. Bởi trong thành phần của trà có chứa acid tannic. Hoạt chất này khi kết hợp với canxi sẽ tạo thành canxi không hòa tan và lắng đọng lên thành ruột.

Hạn chế ăn kèm với thực phẩm có tính hàn. Không nên ăn hải sản kèm với các món dưa chuột, dưa hấu, nước lạnh…Nếu không bạn sẽ rất khó tiêu và đầy bụng đấy nhé!

Sau khi ăn hải sản không nên lập tức ăn trái cây ngay. Lượng tannin trong trái cây khi gặp canxi và protein sẽ tạo thành canxi không hòa tan. Nó có thể chèn ép lên thành ruột gây nên tình trạng buồn nôn và nôn. Nếu là trái cây giàu vitamin C sẽ gây nên hiện tượng ngộ độc thạch tín.

Nếu nghi ngờ bản thân bị ngộ độc hải sản, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tư vấn, thăm khám và điều trị kịp lúc. Vì một số trường hợp nếu không xử lý kịp thời rất dễ nguy hiểm đến tính mạng.
Theo Dinhduong.online tổng hợp