Lưu ý khi ăn cà chua vì những ảnh hưởng nào?

Tác giả: admin

lưu ý khi ăn cà chua

Cà chua là một loại quả cung cấp nhiều chất xơ và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, sắt, kali… cùng rất nhiều loại vitamin A, C, B1, B2… hỗ trợ phòng ngừa các chứng bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tăng mỡ trong máu…

Hầu hết cà chua cũng được tận dụng chế biến nhiều món ăn khác nhau bởi loại quả này vốn rất dễ ăn. Cà chua có thể xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới, giá thành khá phải chăng nên có thể hoàn toàn yên tâm khi dùng. Tuy vậy có ý kiến cho rằng, cũng cần lưu ý khi ăn cà chua vì một số vấn đề có thể gây bất lợi cho sức khỏe.

Những nguyên tắc sau đây bạn cần lưu ý khi ăn cà chua.

 

Lưu ý khi ăn cà chua

1. Không ăn cà chua khi đói

Cà chua thường có mặt ở hầu hết các bữa ăn ở nhiều gia đình. Thông thường ở người ăn kiêng, họ cũng thường chọn lựa cà chua như món ăn kiêng hữu hiệu. Tuy vậy các bác sĩ cho biết, không nên chọn ăn cà chua trong lúc đói.

Chất pectin và nhựa phenolic có trong cà chua, tạo ra vị chua sẽ khiến dạ dày phản ứng với loại axit chua có trong loại trái này. Lâu dần có thể gây ra các chứng bệnh về dạ dày. Dùng cà chua trong khi đói khiến bạn đầy bụng, khó tiêu và mệt mỏi hơn. Nguy hiểm hơn có thể là nôn mửa, đau bụng và chóng mặt, cần được kiểm tra bởi bác sĩ.

2. Không kết hợp cà chua với một số loại thực phẩm

Cà chua cũng có đặc tính kỵ với một số loại thực phẩm như khoai tây, cà rốt, dưa leo… dù ta vẫn thường kết hợp những loại rau củ này trong việc chế biến các món ăn. Chẳng hạn như khi ăn cà chua và dưa leo cùng nhau, lượng vitamin C ở trong cà chua dẽ bị phá hủy với emzym catabolic ở dưa chuột.

Lưu ý khi ăn cà chua

Tình trạng kỵ các loại rau củ sẽ khiến dưỡng chất ở trong các loại quả này bị mất đi, chứ không gây ra các phản ứng nghiêm trọng tổn hại đến bộ phận bên trong cơ thể hoặc gây dị ứng. Chỉ có một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây phản tác dụng, đau bụng, tiêu chảy nhưng khá hiếm gặp.

3. Không nên ăn cà chua khi chưa chín

Cà chua khi chưa chính có màu xanh, vàng nhạt hoặc đỏ nhạt. Tùy theo giống cà chua mà màu sắc khi chín và chưa chín khác nhau. Trong cà chua xanh sẽ có chứa loại chất độc solamine khác nguy hiểm, khi ăn vào bạn sẽ cảm thấy có chút đắng, chát. Một số người có những phản ứng mạnh mẽ sẽ gây ra các biểu hiện buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt và ngất xỉu.

Luôn lưu ý chọn cà chua đã chín đỏ, mềm khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

4. Khi uống rượu bia không nên ăn cà chua

Axit tannuic có trong cà chua sẽ gây ra phản ứng khiến rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, tắc nghẽn đường ruột nếu ăn cà chua trong lúc uống rượu, bia. Tuyệt đối tránh ăn cà chua cùng các loại đồ nhắm nếu sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn.

5. Không chế biến cà chua trong thời gian dài

Một số món súp, món hầm, mì ý thường ninh cà chua trong hỗn hợp khá lâu. Tuy vậy đun quá lâu cà chua trong nhiệt độ cao có thể gây ra tình trạng làm mất đi các dưỡng chất cần thiết có trong cà chua.

Lưu ý khi ăn cà chua

Cà chua nếu không còn dinh dưỡng cần thiết thậm chí có thể gây ra các tình trạng ngộ độc, dị ứng do các chất còn lại trong cà chua có thể phát huy tác dụng khi không còn các chất bổ kìm hãm.

6. Người mắc một số chứng bệnh không nên ăn cà chua

Với cà chua, người đang điều trị các chứng bệnh dạ dày, viêm đại tràng cấp tính, sỏi thận… không được ăn cà chua bởi những ảnh hưởng tác động bệnh tiến triển. Nếu người đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu, loại vitamin K ở trong cà chua có thể khiến loại thuốc đang sử dụng gây phản tác dụng, ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

Lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ nếu mắc các chứng bệnh trên để không cho cà chua vào thực đơn ăn uống mỗi ngày.

Cần lưu ý khi ăn cà chua, đặc biệt là khi cơ thể không có những biểu hiện ổn định về mặt sức khỏe để đảm bảo an toàn. Tuy là một loại quả lành tính song cà chua có thể gây ra những ảnh hưởng không ngờ nếu sử dụng và kết hợp các loại thực phẩm sai cách. Chế biến món ăn khoa học hơn để có thể giữ lại được dưỡng chất cần thiết có trong cà chua.

Theo dinhduong.online tổng hợp