Những lưu ý khi ăn khoai mì để không bị ngộ độc

Tác giả: admin

Khoai mì là món ăn được rất nhiều người yêu thích, nhưng ít có người biết được trong thành phần của khoai mì có chứa một loại axit nào đó có thể dẫn đến ngộ độc và cũng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Vậy cần lưu ý khi ăn khoai mì như thế nào để không bị ngộ độc?

1. Vì sao ăn khoai mì có thể gây ngộ độc

lưu ý khi ăn khoai mì
Trong thành phần của khoai mì có chứa HCN gây ngộ độc, thậm chí là tử vong

Nhiều người thắc mắc vì sao một loại khoai có chứa nhiều tinh bột như khoai mì (sắn) lại có thể gây ngộ độc. Dưới đây là những lý giải cho câu hỏi này:

Trong thành phần của khoai mì có chứa lượng axit cyanhydric viết tắt là HCN có thể gây ngộ độc và mức độ ngộ độc như thế nào phụ thuộc vào hàm lượng HCN cao hay thấp. Và lượng HCN cao hay thấp còn tùy thuộc vào giống khoai. Giống khoai mì cao sản thì có hàm lượng HCN cao hơn nhiều so với HCN của khoai mì ngọt.

Hàm lượng HCN dưới 20 mg có thể gây ngộ độc những nếu như HCN từ 50 mg trở lên có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy khi ăn khoai mì chúng ta cần hết sức lưu ý, nhất là quan tâm đến giống khoai mì nào.

2. Những biểu hiện bị ngộ độc khoai mì

Khi hàm HCN tăng cao trên 20 mg thì có nghĩa khi đó người ăn bị ngộ độc và những biểu hiện của ngộ độc khoai mì như sau:

  • Buồn nôn, ói mửa liên tục.
  • Đi ngoài phân lỏng.
  • Ù tai.
  • Chân tay rủ tượi, mệt mỏi.
  • Chóng mặt, đau đầu.
  • Khó thở.
  • Huyết áp tăng cao.
  • Mặt canh tím.
  • Tim đập nhanh.

Nếu như khi thấy người bệnh có những dấu hiệu như trên thì ngay lập tức đưa đến bệnh viện vì nếu như để càng lâu thì càng nguy hiểm đến tính mạng.

3. Những lưu ý khi ăn khoai mì để không bị ngộ độc

lưu ý khi ăn khoai mì
Khi luộc khoai mì phải gọt cho sạch vỏ và luộc nhiều lần, khi luộc nên mở nắp để độc tố HCN bay đi

Để phòng tránh những hậu quả không như ý muốn xảy ra thì khi ăn khoai mì chúng ta cần chú ý những điều sau đây:

  • Trước khi ăn khoai mì phải xác định được đây là khoai mì thuộc giống nào, không được ăn khoai mì cao sản, có vị đắng vì loại này có hàm lượng HCN cao, có thể dẫn đến ngộ độc và tử vong. Hoặc khi còn nghi ngờ không biết nó thuộc giống nào thì cũng không nên ăn.
  • Khi khoai mì nhổ lên thì phải nấu ngay không được để quá lâu. Nếu chưa nấu thì phải vùi lại xuống đất.
  • Khoai mì cắt lát, phơi khô thì độc tố được giảm đi.
  • Khi nấu khoai mì cần phải gọt bỏ vỏ sạch sẽ.
  • Rửa ngâm khoai mì với nước sạch.
  • Khi luộc khoai phải luộc cho thật chín và mở nắp vung. Nên thay nước luộc khoai 2-3 lần để loại bỏ bớt độc tố.
  • Khi thấy khoai có những dấu hiệu bất thường như đốm xanh, mốc… thì nhất định không được ăn.

Để giảm nguy cơ ngộ độc thì các đối tượng sau đây không được ăn khoai mì:

  • Bà bầu không được ăn khoai mì
lưu ý khi ăn khoai mì
Nhiều mẹ bầu rất khoái món khoai luộc này nhưng tuyệt đối không được ăn vì nguy cơ rủi ro cao

Thời gian mang thai hết sức nhạy cảm cho nên mẹ bầu không nên ăn khoai mì vì có thể dẫn đến nguy cơ rủi ro, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và bé.

  • Không cho trẻ nhỏ ăn khoai mì

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non nớt, chưa hoàn thiện và cũng chưa thể tự loại bỏ những chất độc hại. Chính vì vậy không nên cho trẻ ăn khoai mì vì lượng HCN tích tụ lại bên trong cơ thể, gây độc hại.

Đặc biệt không được cho bé ăn khoai mì khi đang đói bụng sẽ dễ bị ngộ độc hơn.

Trên đây là những thông tin về món ăn vặt mà mọi người cứ lầm tưởng nó vô hại, nhưng khi có kiến thức rồi thì chúng ta cần phải lưu ý khi ăn khoai mì để không bị ngộ độc nhé. Hãy luôn là người sử dụng thông thái nhất!

Theo dinhduong.online tổng hợp