Lưu ý khi ăn chuối: Bạn đã biết chưa?

Tác giả: admin

Có rất nhiều lưu ý khi ăn chuối mà tất cả chúng ta đều cần phải biết nếu không muốn gây tác động xấu đến sức khỏe của mình. Chuối là loại trái cây nhiều dinh dưỡng, có vị ngọt, rất dễ ăn và rất được ưa chuộng trong đời sống hàng ngày. Nhưng không phải ai cũng thích hợp dùng chuối, tùy vào tình hình sức khỏe của chúng ta sẽ có những nguyên tắc nhất định khi dùng loại thực phẩm này. Vậy khi ăn chuối ta cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Ăn chuối khi nào là phù hợp?

lưu ý khi ăn chuối
Chuối rất được ưa chuộng trong đời sống hàng ngày

Nhiều người có thói quen dùng chuối vào bất cứ thời điểm nào trong ngày vì cho rằng đây là loại thực phẩm bổ dưỡng nên việc dùng chuối trở nên tự do hơn bao giờ hết. Nhưng các bạn cần hết sức lưu ý là chúng ta không nên dùng chuối lúc cơ thể đang đói, dạ dày đang trống rỗng. Nguyên nhân là do trong chuối có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nhưng trong đó có 2 chất gồm magie và kali có thể gây tình trạng mất cân bằng cho hệ tim mạch, chướng bụng, người ăn sẽ cảm thấy khó chịu trong cơ thể. Chính vì vậy, nếu muốn dùng chuối thì các bạn cần phải đảm bảo rằng chỉ nên ăn chuối sau bữa ăn, tuyệt đối không nên ăn khi đói.

Tránh ăn chuối vào giấc sáng hay lúc đang tập trung cao độ trong công việc đòi hỏi suy nghĩ, tư duy nhiều. Nguyên nhân là do thành phần serotonin dễ gây buồn ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Vì vậy, các bạn có thể dùng chuối vào bữa trưa hoặc bữa tối để tránh ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

Chuối có thể gây tác dụng phụ cho cơ thể như gây thừa chất, rối loạn vi chất nếu chúng ta sử dụng quá nhiều như trường hợp suy yếu cơ, giảm nhịp tim, tê liệt.

Không nên ăn chuối cùng thực phẩm nào?

Khoai tây

lưu ý khi ăn chuối
Không nên ăn khoai tây cùng chuối

Thành phần trong khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng như carbohydrate, vitamin C, vitamin B6, khoáng chất, carotenoit, phenol, thiamin, riboflavin, folate, niacin, magie, phốt pho, sắt, kẽm… Chính thành phần dinh dưỡng dồi dào trong khoai tây kết hợp cùng lượng carbohydrate trong chuối có thể gây mất kiểm soát tinh bột, tích trữ nhiều năng lượng cho cơ thể, gây thừa cân…

Dưa hấu

lưu ý khi ăn chuối
Dưa hấu có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng cũng không nên ăn cùng chuối

Dưa hấu chứa nhiều nước, carbohydrate, chất xơ, vitamin C, đồng, vitamin A, vitamin B5, chất chống oxy hóa lycopene, axit citrulline… Tất cả những thành phần này giúp hạ huyết áp, giảm kháng insulin, giảm đau nhức cơ bắp cô cùng hiệu quả. Nhưng chính vì loại chất khoáng kali dồi dào trong dưa hấu kết hợp cùng lượng kali trong chuối có nguy cơ gây suy thận.

Khoai sọ

Khoai sọ chứa lượng lớn tinh bột, đường, lipid, chất xơ, axit amin cùng nhiều khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt… Loại thực phẩm này bùi, dẻo, thơm có khả năng giải nhiệt, ngừa suy nhược cơ thể, hỗ trị điều trị bệnh viêm thận, ngừa hiện tượng táo bón hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta không nên kết hợp sử dụng cùng lúc khoai sọ với chuối vì có thể gây chướng bụng, đau dạ dày…

Khoai lang

Khoai lang chứa nhiều carbohydrate, protein, chất xơ, tinh bột, vitamin A, vitamin C, vitamin B6, B5, vitamin E, mangan, kali, beta-carotene, axit chlorogenic, anthocyanin, coumarin… Trong các chất dinh dưỡng này, chúng ta cần lưu ý đến thành phần kali dồi dào trong khoai lang với kali trong chuối có thể khiến người ăn khó tiêu và chướng bụng.

Sữa chua

Đối với nhiều người có dạ dày yếu, nhạy cảm khi chúng ta dùng sữa chua, món này thường được bảo quản lạnh nếu kết hợp ăn cùng quả chuối dễ gây đau bụng và đi ngoài.

Đối tượng nào không nên ăn chuối?

– Người có dạ dày yếu hay mắc các bệnh liên quan đến dạ dày (như đau dạ dày…) không nên ăn chuối. Đặc biệt là trong các trường hợp sau đây sẽ tăng nguy cơ gây gia tăng chướng bụng sau khi ăn chuối:

+ Ăn chuối khi đói.

+ Ăn chuối được bảo quản lạnh gây lạnh dạ dày.

+ Ăn chuối chưa chín. Chuối chưa chín có chứa mủ, loại mủ này dễ gây kích ứng dạ dày.

– Người đang bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt không nên ăn chuối. Nguyên nhân là vì trong chuối có chứa tyramine, phenyethyamine, axit amin gây giãn mạch máu và làm tăng lượng máu lên não.

– Người bị suy thận, viêm cầu thận cũng tránh dùng chuối vì chuối có thể gây tăng nồng độ kali trong máu làm chúng ta buồn nôn, nhịp tim bất thường.

Mách nhỏ cho bạn bí quyết chọn chuối ngon

Ngoài những lưu ý khi ăn chuối vừa được trình bày ở trên, chúng ta cũng cần phải tìm hiểu cách chọn mua chuối sao cho chất lượng, tránh mua nhầm chuối bị tẩm ướp hóa chất, phẩm màu gây nguy cơ ung thư rất cao. Cần lưu ý những điều sau đây:

– Trong một nải chuối không tẩm hóa chất sẽ có quả đã chín tới, quả còn xanh. Chúng ta chỉ chọn quả đã chín tới để dùng, các quả còn lại sẽ dùng sau. Khi ăn quả nào chúng ta sẽ lột vỏ quả đó, tránh lột vỏ sẵn vì thời gian chuối tiếp xúc với môi trường ngoài có thể gây chướng bụng, khó tiêu khi ta ăn. Ngoài ra, cũng không nên bảo quản chuối trong tủ lạnh vì có thể gây lạnh bụng, đau bụng.

– Chuối đã tẩm phẩm màu sẽ chín vàng bóng nguyên nải rất bắt mắt, nhưng khi chúng ta ăn vào sẽ có cảm giác hơi sượng, chát, không có vị ngọt tự nhiên.

Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn có thêm nhiều bí quyết trong việc ăn chuối hàng ngày.

Theo Dinhduong.online tổng hợp