Lý do ăn mặn tăng huyết áp? Làm cách nào để hạn chế ăn mặn

Tác giả: Nguyễn Huy

ăn mặn tăng huyết áp

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn mặn tăng huyết áp dẫn đến những căn bệnh khó lường. Thực tế, cơ thể luôn cảnh báo chúng ta khi ăn mặn quá nhiều. Những dấu hiệu đó là gì? Lý do tại sao ăn mặn tăng huyết áp? Đọc bài viết để tìm hiểu thêm!

1. Tại sao ăn mặn tăng huyết áp?

Muối đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ, duy trì sự ổn định của huyết áp và kiểm soát chất lỏng cần thiết trong cơ thể. Cơ thể nếu thiếu muối sẽ dẫn đến suy hoặc cường đại tuyến giáp, trường hợp khác là thiếu iot trong muối gây chậm phát triển trí tuệ. Ngược lại, nếu ăn nhiều muối, cơ thể sẽ có nhiều vấn đề về huyết áp và tim mạch.

Cơ chế chính của ăn mặn tăng huyết áp là do nồng độ ion natri (Na+) tăng lên khiến cho cơ thể phải giữ nước để cố gắng làm loãng nồng độ các chất. Lúc này, lượng máu trong cơ thể tăng lên bắt buộc tim phải hoạt động mạnh hơn để bơm lượng máu lớn hơn vào các mạch máu đồng thời tạo ra nhiều áp lực lên thành mạch. Theo thời gian, áp lực này dẫn đến tăng huyết áp và khiến mạch máu tổn thương, xơ cứng hơn. Huyết áp tăng kéo theo rất nhiều bệnh nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay suy tim cũng tăng lên. Đó cũng là lý do tại sao người huyết áp cao không nên ăn mặn.

ăn mặn tăng huyết áp

Ăn mặn làm tăng khối lượng máu gây áp lực lên thành mạch theo thời gian gây tăng huyết áp.

Có một tình trạng gặp ở người trẻ là ăn uống vô độ, không kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể và khi bước vào trung niên rất nhiều người bị đột quỵ. Theo thống kê, trên thế giới hằng năm có khoảng 15 triệu người đột quỵ, trong đó Việt Nam có 200.000 ca. Số liệu này cho thấy mức độ đáng báo động khi không điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.

2. Cơ thể cảnh báo gì khi ta ăn mặn quá nhiều?

  • Cơ thể trương, phù vì tích nước

Đầu tiên, bạn có thể nhận thấy dễ bị đầy hơi hoặc cơ thể trương phù hơn bình thường. Khi bạn hấp thụ nhiều muối, thận cần phải giữ thêm nước để muốn duy trì một tỷ lệ natri-nước cân bằng trong cơ thể. Việc giữ nước tăng lên này có thể dẫn đến sưng tấy, đặc biệt là ở bàn tay và bàn chân, và có thể khiến bạn nặng hơn bình thường.

  • Thường xuyên khát nước

Ăn mặn khiến bạn bị khô miệng và cảm thấy khát nước. Cơ thể không nhắc bạn bổ sung nước mà đang cảnh báo việc thừa muối dẫn đến những vấn đề nguy hiểm hơn về sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thường không nhận ra.

  • Luôn thấy nhạt miệng

Vị giác thích nghi dần với chế độ ăn mặn lâu dài, do đó nó luôn đòi hỏi món ăn của bạn phải mặn. Bởi vậy nên khi bạn ăn một món ăn thanh đạm, bạn sẽ thấy nhạt miệng, chán ăn. Biểu hiện là rắc thêm gia vị mặn hoặc sử dụng nước chấm. Hành động này về lâu dài sẽ trở thành thói quen trong tiềm thức, mặc dù món ăn đã mặn nhưng vẫn nêm thêm gia vị cho “vừa miệng”.

tại sao người cao huyết áp không nên ăn mặn

Mặc dù món ăn đã mặn nhưng vẫn nêm thêm gia vị cho “vừa miệng” chứng tỏ bạn đang ăn quá mặn.

  • Huyết áp tăng

Ăn mặn tăng huyết áp là vấn đề thường gặp ở rất nhiều người hiện nay. Một bữa ăn giàu muối làm máu đặc hơn và động mạch sẽ phải cần hoạt động mạnh mẽ để đẩy máu đi. Điều này khiến thành động mạch dày hơn làm không gian trở nên hẹp, từ đó dẫn đến huyết áp tăng lên.

Trường hợp những người đang có các vấn đề về tim mạch, khi ăn mặn quá nhiều có thể gây tăng huyết áp và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. 

Những tác hại của việc ăn mặn vô cùng nguy hiểm

Ăn mặn hay ăn nhiều gia vị, ăn nhiều muối là một trong những thói quen ăn uống được nhận định là không tốt, và có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nếu kéo dài. Với thói quen ăn mặn, nhiều người thường chế biến…

3. Cách ăn giảm mặn tốt cho sức khỏe

  • Giảm bớt gia vị mặn khi chế biến món ăn hoặc sử dụng gia vị đã được giảm mặn 

Hãy dần giảm lượng muối khi chế biến thức ăn hàng ngày để cơ thể quen dần với chế độ ăn thanh đạm. Bạn có thể thay thế những món ăn mặn như rim, kho, rang bằng món luộc, hấp ăn kèm với nước chấm pha loãng.

Bạn cũng có thể lựa chọn những loại gia vị đã được giảm mặn cho bữa ăn cho gia đình. Ưu điểm của loại gia vị đặc biệt này là vừa giữ được hương vị thơm ngon cho món ăn mà vẫn bảo vệ sức khỏe gia đình. Nước mắm giảm mặn được khuyến nghị là nước mắm cho người bị huyết áp cao.

nước mắm cho người cao huyết áp

Nước mắm giảm mặn được chuyên gia khuyến nghị là nước mắm cho người bị huyết áp cao.

Nếu nhắc về nước mắm giảm mặn, có thể kể đến hai thương hiệu nằm trong Top được bình chọn nhiều bởi người tiêu dùng Việt là Nam Ngư & CHINSU. Sản phẩm ứng dụng công nghệ giảm mặn, hạn chế nạp muối vào trong cơ thể nhưng vẫn không mất đi vị ngon vốn có. Bên cạnh đó, nước mắm được sản xuất với nguồn nguyên liệu cá cơm sạch từ biển Phú Quốc theo quy trình sản xuất khép kín và ủ chượp tỉ mỉ giữ được hương vị đậm đà, thơm ngon.

  • Đọc thành phần dinh dưỡng trước khi mua thực phẩm chế biến sẵn

Hãy xem xét kỹ thành phần muối hoặc natri có trên bao bì thực phẩm để tính toán lượng muối nạp vào cơ thể một cách khoa học. Dưới đây là một số thực phẩm chứa nhiều muối:

  • Thịt, cá chế biến sẵn như giò, chả, ruốc, xúc xích, thịt xông khói, thịt hộp, cá hộp.
  • Các loại đồ ăn vặt như bim bim, hạt điều rang muối, bánh gạo,…
  • Các loại mắm như mắm ruốc, mắm cá, mắm tôm,..

Hy vọng bài viết đã giải đáp cho bạn những lý do ăn mặn tăng huyết áp dễ hiểu và thiết thực. Hãy hạn chế ăn mặn từ việc đơn giản nhất là thay đổi những loại gia vị phù hợp, chế biến những món ăn thanh đạm để giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh bạn nhé!

>>> Xem thêm: