Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, người cao huyết áp được khuyến cáo nên uống sữa thường xuyên để bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Sữa cho người cao huyết áp tốt nhất là sữa tươi, đặc biệt là loại sữa hữu cơ giàu Omega 3 có lợi.
Xem nhanh
Các loại sữa cho người cao huyết áp
1. Sữa tươi
Sữa tươi có thành phần dinh dưỡng cao, giàu đạm và acid amin thiết yếu, nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6) và vitamin E, giàu các khoáng chất Ca, Fe, Mg, K, Na rất tốt cho sức khỏe nói chung và người cao huyết áp nói riêng.
Ngoài yếu tố giá cả và nguồn gốc xuất xứ, khi chọn sữa cho người già bạn cần quan tâm đến vấn đề gì? Sau đây là những nguyên tắc giúp bạn sáng suốt hơn khi lựa chọn sữa cho người già đúng cách và phù hợp. Sữa ít chất béo…
2. Sữa hữu cơ
Đây là sữa của những con bò được chăn nuôi bằng thức ăn hữu cơ, hoàn toàn không có hóa chất và thuốc. Sữa bò hữu cơ vẫn còn thành phần chất béo bão hòa, song thành phần kali trong sữa rất hữu ích giúp chống lại bệnh huyết áp cao. Đặc biệt, sữa bò hữu cơ còn chứa chất Omega-3 rất tốt cho người bị bệnh tim mạch.
Omega-3, một loại axit béo, được cho là giúp nâng cao sức khỏe tim mạch. Nhưng Omega-6, một loại axit béo khác, lại là một nhân tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư, viêm và bệnh tự miễn. Nghiên cứu cho thấy trong sữa tươi hữu cơ chứa gấp đôi hàm lượng chất béo có lợi Omega-3, còn hàm lượng chất béo có hại thì thấp hơn. Chính vì thế, đây là loại sữa cho người cao huyết áp được khuyến cáo là tốt nhất.
3. Sữa đậu nành
Sữa đậu nành là một trong các loại đồ uống bảo vệ sức khỏe, trong đó có tác dụng ổn định huyết áp. Uống sữa đậu nành giúp làm giảm cholesterol xấu trong máu (LDL-C), tăng cholesterol tốt có lợi (HDL-C), giảm nguy cơ bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não…
Ngoài ra, thành phần acid amin trong protein sữa đậu nành gần bằng sữa bò. Các loại axit béo chưa no có lợi cho việc hạ thấp cholesterol trong máu, giảm nguy cơ gây ung thư và loãng xương, ngăn ngừa hoặc giảm bớt các triệu chứng của bệnh tim mạch và gia tăng chức năng của hệ miễn dịch.
Theo các bác sĩ, mỗi ngày bệnh nhân cao huyết áo có thể dùng khoảng 25gr đậu nành, hoặc có thể uống hai hộp sữa đậu nành tiệt trùng trong hộp giấy.
Đậu nành và những sản phẩm dinh dưỡng đậu nành là nguồn thực phẩm tuyệt vời của con người. Thậm chí ở một số nơi, đậu nành được mệnh danh là "thịt không xương". Nó còn là thành phần quan trọng trong các bữa ăn của người châu Á. Đậu nành (hay…
4. Sữa gạo
Sữa gạo chứa thành phần carbohydrate giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, cũng như giảm cao huyết áp. Thành phần của sữa gạo chỉ có ít protein nên rất thuận lợi khi sử dụng, nhất là với người bệnh đã ăn đủ chất trong các bữa ăn hàng ngày.
5. Sữa chua lên men tự nhiên
Sữa chua lên men tự nhiên có chứa nhiều canxi và kali. Hai thành phần này có tác dụng chống cao huyết áp, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Sữa chua tự nhiên nên được ăn hàng ngày, tốt nhất là vào các bữa ăn sáng hoặc tráng miệng sau bữa chính.
Lời khuyên dinh dưỡng cho người cao huyết áp
– Hạn chế uống rượu: Người mắc bệnh huyết áp cao, nhất thiết phải biết tiết chế trước rượu: không nhiều hơn 3 ly (chén) rượu mỗi ngày đối với đàn ông và 2 ly (chén) với phụ nữ.
– Không để cân nặng vượt quá mức cho phép: Thừa cân là “kẻ thù” của tim và hệ huyết mạch. Khi cân nặng vượt quá trọng lượng cho phép đồng nghĩa với chứng cao huyết áp sẽ “ghé thăm”. Vì thế, khi có dấu hiệu tăng cân đột ngột và dễ thừa cân, béo phì, bạn cần nhanh chóng cân bằng lại chế độ ăn uống của bản thân và luyện tập thể thao hợp lý.
– Cẩn thận với thịt: Khi bị huyết áp cao, do phải hạn chế các chất béo bão hoà nên tốt nhất là chọn những loại thịt càng nạc càng tốt. Hạn chế thịt bò, thịt lợn và thịt cừu, nên chọn cá và thịt gia cầm (nhớ bỏ da).
– Ăn nhiều rau quả: Ai cũng biết rằng hoa quả và rau xanh là những “đồng minh” của một sức khoẻ tốt. Vì thế, ta nên nạp đủ lượng rau xanh và hoa quả mỗi ngày cho cơ thể. Đối với những người có huyết áp cao, nên bổ sung nhiều hoa quả chứa kali như hoa quả khô, chuối… vì kali là “người bạn tốt” của bệnh cao huyết áp.
Kali là một trong bảy khoáng chất cần thiết để đảm bảo mức cân bằng của nội môi và tế bào. Mỗi ngày cơ thể cần nạp một lượng 100mg kali, cùng với các khoáng chất là canxi, magie, photpho, chloride, lưu huỳnh, dioxide... Nhờ có kali, cơ thể sẽ…
Trên đây là những gợi ý sữa cho người cao huyết áp cũng như nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh hỗ trợ điều trị bệnh. Để chủ động hơn trong việc kiểm soát tình trạng bệnh trong cơ thể, người bệnh nên đo huyết áp thường xuyên.
Theo Dinhduong.online tổng hợp