Ngộ độc rượu và cách xử lý cùng một số thực phẩm giải độc

Tác giả: admin

Uống rượu là điều không tránh được đối với cánh mày râu, tuy nhiên, việc uống quá nhiều rượu làm cho quá trình chuyển hóa và thải trừ chất độc quá tải, dẫn tới lượng cồn trong máu quá cao sẽ gây nên hiện tượng ngộ độc rượu.

Số quán nhậu ở nước ta ngày càng tăng và số người thường xuyên làm bạn với bia, rượu cũng ngày trở nên đông đảo, chủ yếu trong độ tuổi lao động.
Và sau nhiều cuộc vui như thế, có không ít người vào bệnh viện, thậm chí đã phải “theo ông bà” vì loại thức uống nguy hiểm này.

Dấu hiệu nhận biết người bị ngộ độc rượu
Dấu hiệu nhận biết người bị ngộ độc rượu

Dấu hiệu nhận biết người bị ngộ độc rượu và cách xử lý.

Các biểu hiện của ngộ độc rượu

Khi uống quá nhiều rượu, cơ thể không còn chuyển hóa được, rượu uống vào sẽ bị nôn ra. Người bị ngộ độc rượu thường mất khả năng vận động tự chủ như không cầm được bát đũa, rót nước ra ngoài…, không điều khiển được hành vi, nói líu lưỡi, gọi nhầm tên người, không thể đi lại được, mất cân bằng cơ thể, không tự ngồi được. Những trường hợp ngộ độc quá nặng, rượu sẽ ức chế trung tâm hô hấp, mất tri thức, gọi hỏi không biết, mất các phản xạ hoặc có thể rơi vào tình trạng hôn mê, gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Đặc biệt với người có tuổi hay bệnh lý tim mạch khi say rượu, rất có thể sẽ xuất hiện những triệu chứng của tai biến tim mạch như xuất huyết não, nhồi máu cơ tim. Vì vậy khi có dấu hiệu bị ngộ độc, cần phải xử lý ngay tại chỗ, sau đó, đưa người bị ngộ độc vào viện cấp cứu, tránh những biến chứng mắc phải về sau.

Cách xử trí khi ngộ độc rượu

Khi gặp trường hợp ngộ độc rượu, người thân, bạn bè hoặc những người xung quanh cần tìm cách để người ngộ độc rượu nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má; cho uống một cốc sữa nóng, trà đặc; cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và đặt nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa). Cho người bị ngộ độc nằm trong tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái.

Không để một người bất tỉnh một mình. Trong khi chờ đợi để được giúp đỡ, không cố gắng để làm cho người nôn mửa do những người đã bị ngộ độc rượu bị giảm phản xạ và có thể sặc chất nôn của chính họ hoặc vô tình hít chất nôn vào phổi, gây ra một chấn thương phổi gây tử vong.

Đặc biệt, tránh để người thân uống rượu say rồi đi ngủ, vì một số trường hợp người uống bị hôn mê trong khi ngủ, nếu hôm sau mới phát hiện và đưa đi viện thì không thể cứu được. Do vậy, người nhà cần chú ý chăm sóc cho người thân bị say rượu, tuyệt đối không nên để họ ngủ li bì suốt ngày hoặc suốt đêm. Sau vài tiếng, người nhà nên gọi họ dậy, cho uống sữa hoặc ăn cháo.

Một số thực phẩm giúp giải ngộ độc rượu

Ta không nên ăn gì khi say rượu?

Có một số loại thực phẩm có chức năng giải rượu rất hiệu quả, giúp giảm thiểu các tình trạng say rượu, ngộ độc rượu và đẩy lùi lượng cồn trong cơ thể. Tuy vậy một số loại thực phẩm lại được khuyến cáo có thể gây hại đến cơ…

Chuối là mộ trong số thực phẩm giúp giải ngộ độc rượu
Chuối là mộ trong số thực phẩm giúp giải ngộ độc rượu

Ăn chuối: Uống rượu quá nhiều có thể sẽ gây ra ngộ độc rượu, người bị ngộ độc nhẹ có thể lập tức ăn 3 – 5 quả chuối, như thế vừa giúp thanh lọc máu vừa nhuận phổi giải rượu.
Đậu đen: Khi ngộ độc rượu ta có thể uống nước sắc đậu đen để giải say. Ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.

Hạt đậu xanh cũng giải được ngộ độc rượu bằng cách sau: Nghiền nát khoảng nửa lon đậu xanh hạt, sau đó hòa vào nước sôi để nguội rồi cho người ngộ độc rượu uống để nôn mọi chất trong dạ dày ra khỏi cơ thể. Sau đó có thể cho người ngộ độc ăn cháo gạo nấu với 30g cam thảo.

Nước ép rau muống: Rửa sạch 500g rau muống tươi (loại rau sạch) giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.

Những thực phẩm trên chỉ có tác dụng giúp giải độc với trường hợp bị ngộ độc nhẹ, với những trường hợp ngộ độc nặng, người nhà cần chú ý chăm sóc, sơ cứu tại chỗ sau đó đưa đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu.

Theo Dinhduong.online tổng hợp