Táo bón là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiện nay. Theo đó, tình trạng táo bón nếu kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng, điển hình như suy dinh dưỡng, rách hậu môn hoặc bệnh trĩ. Đặc biệt, nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón nặng phải kể đến những quan niệm sai lầm trong cách nuôi con của nhiều ông bố, bà mẹ hiện nay.
Xem nhanh
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón
Táo bón có thể được nhận biết một cách dễ dàng thông qua những dấu hiệu về thể chất và tinh thần của trẻ như sau:
Trẻ sơ sinh hay quấy khóc, biếng ăn:
Nếu như trẻ bỗng dưng quấy khóc, biếng ăn, có biểu hiện nhăn nhó, khó chịu thì chắc chắn con yêu đang gặp phải tình trạng táo bón. Nguyên nhân là do nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể không những khó tiêu hóa, mà còn tăng nguy cơ hấp thụ ngược trở lại. Vì vậy, trẻ thường cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, hay quấy khóc vô cớ vào ban đêm, dẫn đến tinh thần mệt mỏi và rối loạn chất lượng giấc ngủ.
Quấy khóc, biếng ăn là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón
Những người mẹ nên bổ sung những loại thực phẩm sau đây để giấc ngủ của bé thêm trọn vẹn và sâu giấc. Bởi những thực phẩm này có các tác dụng làm ổn định thần kinh, khống chế độ hưng phấn thần kinh trung ương khiến bé dễ ngủ…
Trẻ đi ngoài ít hơn bình thường
Nếu quan sát thấy trẻ đi đại tiện ít hơn bình thường, cụ thể như bé sơ sinh đi dưới 2 lần/ ngày; trẻ từ 6-12 tháng tuổi đi dưới 3 lần/tuần và bé trên 1 tuổi đi dưới 2 lần/tuổi, kèm theo hình thức phân vón cục, cứng, sẫm màu cùng biểu hiện nhăn nhó, đỏ bừng, thì mẹ nên cải thiện tình trạng táo bón cho bé bằng những biện pháp kịp thời như ngâm hậu môn trong nước ấm, massage bụng hoặc thay đổi chế độ dinh dưỡng…
Trẻ bị bụng cứng, khó tiêu
Tình trạng bụng phình to, sờ thấy cứng cũng là một trong những dấu hiệu phổ biến của chứng táo bón. Triệu chứng này thường kéo dài ở trẻ nhỏ, kèm theo những biểu hiện khác như đầy hơi, chướng bụng, biếng ăn, dẫn đến hệ tiêu hóa của bé hoạt động kém, gây ra cảm giác bí bách và khó chịu.
Khó tiêu có rất nhiều nguyên nhân như ăn quá nhiều, nhiễm trùng dạ dày, loét dạ dày, acid cao, hút thuốc, uống rượu, tuyến giáp, hội chứng ruột kích thích, ăn nhiều thức ăn béo hoặc cay, căng thẳng. Khi bị đầy bụng, khó tiêu gây cho bạn cảm…
2. Những quan điểm sai lầm của bố mẹ khiến bé bị táo bón nặng
2.1. Đối với trẻ sơ sinh chưa ăn dặm
Chế độ ăn ảnh hưởng đến nguồn sữa
Sữa mẹ là sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiện nay. Theo các chuyên gia, trẻ em được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những năm tháng đầu đời sẽ có hệ đề kháng khỏe mạnh hơn những trẻ dùng sữa ngoài. Đặc biệt, sữa mẹ chứa nhiều kháng thể còn giúp giảm thiểu những bệnh nhiễm khuẩn thông thường ở trẻ cũng như cải thiện tốt cho hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, nhiều mẹ bỉm sữa hiện này vẫn mắc phải sai lầm trong việc nuôi con do không xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học hằng ngày. Cụ thể, khẩu phần của mẹ chưa đáp ứng đủ nhu cầu chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Điều này khiến nguồn sữa thiếu hụt hàm lượng lớn chất xơ, gây cản trở quá trình hấp thụ, tiêu hóa và đi ngoài của trẻ. Từ đó, bé dễ bị táo bón với biểu hiện thường gặp nhất là không đi đại tiện trong khoảng 7 ngày liên tục, phân vón cục khiến bé phải rặn mạnh mới có thể đào thải ra ngoài.
Không tuân theo hướng dẫn pha sữa của nhà sản xuất
Với quan niệm pha sữa càng đặc, con sẽ càng dễ hấp thụ nhiều dưỡng chất, nhiều người lần đầu làm mẹ đã pha sữa một cách tùy ý mà không “cân đo đong đếm” theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Kết quả là trẻ bị táo bón kéo dài.
Trên thực tế, mỗi sản phẩm sữa công thức hiện nay đều quy định cụ thể về lượng nước và lượng bột phù hợp trên bao bì. Vì vậy, nếu mẹ pha sữa quá đặc, trẻ có nguy cơ mất nước và mắc chứng táo bón. Ngược lại, nếu pha sữa quá loãng, bé rất dễ bị suy dinh dưỡng, còi cọc và chậm phát triển. Đồng thời, việc thêm nhiều nước còn làm loãng nồng độ chất điện giải trong cơ thể bé, dẫn đến tình trạng ngộ độc nước về sau.
Việc pha sữa quá loãng hay quá đặc đều ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và tiêu hóa của bé
Bảo quản sữa không đúng cách
Nhiều phụ huynh hiện nay thường cho trẻ uống sữa thừa để tránh lãng phí. Theo các chuyên gia, sữa để ngoài ở điều kiện nhiệt độ thường sau 15 phút sẽ bị biến đổi tính chất do lúc này vi khuẩn đã xâm nhập vào sữa. Do đó, nếu uống sữa dư, bé có thể gặp phải những trục trặc về hệ tiêu hóa như nhiễm khuẩn, sôi bụng, tiêu chảy…
Bên cạnh đó, việc không đậy kín nắp sữa khi bảo quản hoặc bảo quản sữa ở môi trường độ ẩm cao, gần ánh nắng mặt trời như cửa sổ cũng là nguyên nhân khiến sữa bị ẩm mốc, gây ra tình trạng táo bón nặng nề.
Lựa chọn sản phẩm chứa thành phần dầu cọ
Dầu cọ là một trong những thủ phạm gây nên hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiện nay. Chứa hàm lượng lớn axit palmitic, dầu cọ có thể tương tác mạnh với canxi từ thực phẩm và sữa để tạo ra một hợp chất khó tan. Hợp chất này khi được hấp thụ vào cơ thể làm tăng nguy cơ mắc chứng táo bón ở trẻ.
Thường xuyên đổi sữa cho con
Trong năm tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non nớt và chưa hoàn thiện. Vì vậy, bé phải mất khoảng thời gian nhất định để có thể thích nghi và hấp thụ tốt các dưỡng chất từ sữa công thức. Điều này khiến con mắc chứng táo bón trong thời kỳ đầu, song qua giai đoạn làm quen này, hệ tiêu hóa của bé sẽ dần cải thiện đáng kể.
Do đó, việc đổi sữa thường xuyên cho con trong thời gian ngắn có thể làm thay đổi môi trường vi sinh trong đường ruột, dẫn đến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng do phải làm quen lại từ đầu, từ đó kéo dài thời gian mắc chứng táo bón hơn ở trẻ sơ sinh.
Việc đổi sữa thường xuyên cho con có thể làm thay đổi môi trường vi sinh trong đường ruột, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ
2.2. Đối với trẻ bắt đầu tập ăn dặm
Cho bé ăn dặm quá sớm
Thời điểm ăn dặm phù hợp của trẻ sơ sinh là 6 tháng tuổi. Vì vậy, nếu bắt đầu ăn dặm sớm hơn giai đoạn này, nguồn dinh dưỡng được hấp thụ rất khó tiêu hóa trong cơ thể, dẫn đến bé bị đầy bụng, khó tiêu và táo bón.
Cho trẻ ăn quá ít hoặc quá nhiều chất xơ
Chất xơ bao gồm hai loại: Chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Nếu như chất xơ không hòa tan thúc đẩy quá trình vận chuyển thức ăn đi qua dạ dày, giúp cân bằng độ pH và bảo vệ sức khỏe đường ruột, thì chất xơ hòa tan hỗ trợ kiểm soát đường huyết, giảm thiểu lượng cholesterol xấu trong máu và tăng cường sức khỏe hệ tim. Đó cũng là lý do vì sao chất xơ rất quan trọng đối với trẻ nhỏ.
Theo nhận định của chuyên gia, mẹ nên xây dựng chế độ ăn dặm giàu chất xơ cho bé, đáp ứng đủ hàm lượng theo khuyến cáo hiện nay là 19gr/ngày. Cần lưu ý không cho trẻ ăn quá nhiều chất xơ vì điều này gây cản trở quá trình tổng hợp phân, khiến bé đầy hơi, co thắt bụng và táo bón. Ngược lại, trẻ ăn quá ít chất xơ có thể giảm hoạt động của hệ tiêu hóa, gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột.
Bạn có thể giảm được các nguy cơ mắc các loại bệnh tật như ung thư, tiểu đường, béo phì, táo bón và nhiều loại bệnh khác, nếu sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ sau. 1. Cà rốt là 1 trong những thực phẩm cung cấp nhiều…
Ít cho trẻ uống nước
Sau mỗi bữa ăn dặm, bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước để giảm cảm giác khô miệng, đồng thời thúc đẩy quá trình tổng hợp và chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể trẻ diễn ra nhịp nhàng hơn.
Bên cạnh đó, uống đủ nước trong ngày còn hỗ trợ đào thải độc tố, làm phân mềm xốp và dễ dàng đi tiêu hơn. Mỗi ngày, trẻ sơ sinh từ 6-12 tháng tuổi nên uống khoảng 100ml nước tương ứng với trọng lượng cơ thể (bao gồm sữa) như sau:
- Trẻ nặng 10kg sẽ cần khoảng 1 lít nước, nếu trẻ đã uống 800ml sữa thì mẹ cần bổ sung 200ml sữa.
- Đối với trẻ nặng hơn 10kg, mẹ nên cung cấp thêm 50ml nước hàng ngày. Ví dụ trẻ nặng 13 kg thì lượng nước cần thiết là 1.150 ml. Nếu trẻ uống 500ml sữa thì mẹ nên bổ sung thêm 650 ml nước.
Ngoài ra, để nhận biết trẻ sơ sinh có uống đủ nước hay chưa, bố mẹ hãy quan sát màu sắc nước tiểu của trẻ. Nếu uống ít nước, nước tiểu có màu vàng đậm. Ngược lại, nếu uống nhiều, nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc trong suốt.
Bố mẹ nên cho con uống nhiều nước để bé dễ dàng đi ngoài hơn
Không cho trẻ vận động thể chất
Càng khôn lớn, trẻ càng hứng thú và thích khám phá những điều mới lạ từ thế giới xung quanh. Do đó, mẹ nên tạo điều kiện cho bé vận động thể chất thường xuyên, bao gồm các hoạt động tay chân trong nhà và các hoạt động ngoài trời. Điều này không chỉ tăng cường sức khỏe, kiểm soát tốt cân nặng của bé, mà còn thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột, từ đó giảm thiểu tối đa nguy cơ táo bón ở trẻ.
Bố mẹ thường bắt ép con ăn nhiều
Với mong muốn con mau lớn khôn, khỏe mạnh, nhiều bậc phụ huynh thường bắt ép con ăn nhiều trong các bữa ăn dặm hằng ngày. Đây là một trong những sai lầm kinh điển trong cách nuôi con ngày nay. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, nếu dung nạp thức ăn quá mức có thể gây ra tình trạng táo bón cho trẻ.
Chính vì vậy, mẹ cần chú ý không nên bắt trẻ ăn quá nhiều. Thay vào đó, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong một ngày để tạo tâm lý thoải mái và giúp trẻ hấp thụ một cách tốt hơn.
3. Giải pháp cải thiện và phòng ngừa tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị táo bón lâu ngày không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe nền tảng mà còn suy giảm khả năng phát triển toàn diện về cân nặng, chiều cao và trí tuệ khi trưởng thành. Do đó, bố mẹ nên theo dõi, cải thiện và phòng ngừa tình trạng táo bón ở bé sơ sinh theo những nguyên tắc như sau:
- Khi nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh bằng cách bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, chiên rán, nhiều dầu mỡ vì có thể ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa.
- Lựa chọn sữa tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, vừa giúp hấp thụ, cải thiện cân nặng vừa tăng cường sức đề kháng và phát triển trí não.
- Nên pha sữa đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra, mẹ cần chú ý bảo quản sữa trong tủ lạnh trong vòng 1 tiếng sau khi pha để sữa không bị biến đổi tính chất. Đặc biệt, hãy hâm sữa trong tô đựng nước nóng 70 độ thay vì sử dụng lò vi sóng.
- Xây dựng thực đơn giàu dinh dưỡng cho trẻ theo hướng dẫn của chuyên gia
- Đảm bảo trẻ uống nhiều nước, vận động thể chất thường xuyên hơn.
- Không nên thụt rửa hậu môn của trẻ vì có thể làm trẻ phụ thuộc vào thuốc, gây mất phản xạ muốn vệ sinh tự nhiên, thậm chí là chảy máu, nứt rách hậu môn.
Bố mẹ nên cải thiện và phòng ngừa táo bón cho con theo hướng dẫn của bác sĩ để trẻ phát triển một cách toàn diện hơn
Táo bón có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó phải kể đến những quan niệm sai lầm của bố mẹ khi nuôi con. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ, song táo bón kéo dài có thể khiến trẻ khó chịu, quấy khóc và chậm tăng trưởng hơn. Do đó, các bậc phụ huynh nên thay đổi phương pháp chăm sóc con bằng cách thực hiện theo chỉ dẫn từ chuyên gia để mỗi giây phút con khôn lớn, cha mẹ đều cảm nhận con khỏe mạnh và phát triển toàn diện về mọi mặt.
Nguồn: https://suanaotot.com/tre-bi-tao-bon-dau-la-cach-dieu-tri-hieu-qua.html