Người đang niềng răng ăn gì và không nên ăn gì để đạt được kết quả như ý

Tác giả: Phan Duong

niềng răng ăn gì

Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha giúp khắc phục tình trạng răng thưa, móm, lệch,… giúp bạn có nụ cười tự tin. Tuy nhiên để quá trình niềng răng thành công, đạt được hiệu quả như ý thì chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng. Vậy người niềng răng ăn gì và nên kiêng ăn gì? Tìm hiểu lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

1. Chế độ uống ảnh hưởng thế nào đến quá trình niềng răng?

Sau khi niềng răng, khí cụ nha khoa như mắc cài,… tiếp xúc với khoang miệng gây khó chịu khi nhai, nuốt hay nói chuyện. Do vậy khi ăn nhai, các mắc cài có thể bị bung, tuột gây tổn thương đến mô mềm, nướu răng,… Đó là lý do việc xây dựng chế độ ăn khoa học, hạn chế các thực phẩm cứng, dai,… là điều cần thiết để không ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha. 

Đặc biệt, trong lịch khám niềng răng định kỳ, bên cạnh kiểm tra răng, các bác sĩ sẽ tư vấn những thực phẩm nên và không nên ăn. Cùng với đó, xây dựng thực đơn phù hợp với từng giai đoạn niềng răng và đưa ra lời khuyên trong vấn đề chăm sóc răng miệng giúp bạn đạt được kết quả chỉnh nha tốt nhất. 

niềng răng ăn gì
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình niềng răng.

2. Người niềng răng nên ăn gì?

Giai đoạn đầu niềng răng, bạn thường cảm thấy răng yếu và dễ đau buốt hơn bình thường. Chính vì vậy, người mới niềng răng không nên bỏ qua những thực phẩm dưới đây:

2.1 Thức ăn chín, mềm

Các món ăn được chế biến chín kỹ, mềm là ưu tiên hàng đầu trong chế độ ăn uống của người niềng răng. Bởi thức ăn khi được nấu chín nhừ, nhuyễn mềm sẽ giúp làm giảm áp lực lên răng, hạn chế hoạt động nhai và nuốt. Từ đó vừa giúp giảm đau, không ảnh hưởng đến mắc cài, vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Gợi ý đến bạn một số đồ ăn mềm cho người niềng răng có thể chế biến tại nhà như cháo, súp, sinh tố, bún, phở,…  

2.2 Niềng răng ăn gì? Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,… là loại thực phẩm người mới niềng răng nên ăn, bởi chúng thường ở dạng lỏng hoặc mềm mịn nên không cần nhai nhiều. Từ đó hạn chế những cơn đau sau khi niềng, giúp bạn ăn uống dễ dàng ngay cả khi răng đang ê buốt. 

Trong sữa có chứa nhiều canxi, vitamin D có lợi cho sức khỏe của răng và xương. Đặc biệt, sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp protein, chất béo cùng nhiều vitamin và khoáng chất lành mạnh khác tốt cho các hoạt động của cơ thể. 

mới niềng răng nên ăn gì
Ăn gì sau khi niềng răng? Sữa và các chế phẩm từ sữa là gợi ý phù hợp dành cho người niềng răng.

2.3 Rau củ, trái cây mềm

Rau củ, trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ rất tốt cho người niềng răng, đặc biệt là trong giai đoạn mới niềng, răng còn đau nhức. Hơn nữa, dưỡng chất có trong rau củ, trái cây còn giúp bạn hạn chế tình trạng suy nhược do những cơn đau răng làm mất khẩu vị ăn uống. Ngoài ra, trong giai đoạn niềng, nếu bạn cảm thấy răng đau buốt không thể nhai được thì có thể làm nước ép, sinh tố,… để uống dễ dàng hơn. 

2.4 Các loại ngũ cốc dinh dưỡng

Các loại ngũ cốc dinh dưỡng như yến mạch, đậu hũ, lúa mì, các loại đậu,… rất dễ nhai nên phù hợp với người niềng răng. Hơn hết, những loại ngũ cốc dinh dưỡng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ và tinh bột giúp bổ sung năng lượng cho hoạt động hàng ngày của bạn. Không những thế, bạn còn có thể chế biến ngũ cốc thành đa dạng món ăn khác nhau như chè, cháo, súp, bánh mì,… 

2.5 Niềng răng ăn được món gì? Các món ăn từ trứng là gợi ý phù hợp

Trứng là loại thực phẩm giàu vitamin D – chất hỗ trợ răng và xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, trong trứng còn chứa nhiều protein cung cấp năng lượng cho người niềng răng hiệu quả trong giai đoạn đầu. Một số món ăn từ trứng bạn không nên bỏ qua đó là bánh flan, trứng hấp, trứng trần, bánh bông lan,… 

niềng răng kiêng ăn gì
Nếu bạn không biết niềng răng ăn uống như thế nào thì nên chế biến các món ăn mềm mịn, dễ nuốt như món trứng hấp.

2.6 Hải sản và thịt

Nếu bạn chưa biết niềng răng ăn gì thì có thể thử ngay các món ăn từ hải sản và thịt. Được biết, đây là những loại thực phẩm chứa nhiều protein cung cấp năng lượng, khoáng chất và dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi không có khẩu vị ăn uống. Nếu không thể nhai được hải sản và thịt khi niềng răng, bạn có thể băm nhỏ, vo viên hoặc cắt nhỏ nấu thành cháo, súp. 

3. Người niềng răng kiêng ăn gì? 

Dưới đây là các thực phẩm mà khi niềng răng bạn nên hạn chế ăn để có được kết quả như mong muốn: 

3.1 Thực phẩm cứng 

Khi niềng răng không được ăn gì? Đó là các thực phẩm, món ăn cứng như thịt xương, mía, táo, đá lạnh, ổi,… Được biết khi ăn các thực phẩm cứng có thể gây ra tác động lớn đến răng hàm, mắc cài và dây cung khiến răng có cảm giác ê buốt, dễ bị bung mắc cài. 

3.2 Thực phẩm dẻo, dai, dính

Ăn những thực phẩm có tính dẻo, dai và dính như kẹo cao su, bánh dày, bánh nếp, kẹo dẻo,… thì buộc răng hàm phải hoạt động nhiều và liên tục. Chưa kể, việc ăn các thực phẩm này còn có thể để lại mảng bám dính vào mắc cài khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn. Điều này có thể khiến tình trạng đau nhức, ê buốt răng thêm phần nghiêm trọng, đồng thời về lâu dài có thể gây nên các bệnh lý về răng miệng.

Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc người niềng răng có ăn xôi được không thì câu trả lời là không. Bởi xôi là một trong những món ăn dẻo và dính có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình niềng răng. 

niềng răng không nên ăn gì
Các loại bánh dày, xôi, kẹo dẻo,… là những thực phẩm dẻo, dai không tốt cho những người niềng răng.

3.3 Khi niềng răng không nên ăn gì? Các món ăn giòn, nhiều vụn

Trong quá trình niềng răng, bạn nên hạn chế ăn những món ăn giòn, nhiều vụn như bánh quy, snack, bánh mì giòn,…  Vì các loại thực phẩm này tạo ra những vụn nhỏ có thể bám sâu vào mắc cài hoặc các khe răng gây khó vệ sinh răng miệng, lâu dài tạo điều kiện thuận lợi các vi khuẩn phát triển gây sâu răng.

3.4 Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm ê buốt, đau nhức răng, nhất là ở giai đoạn mới niềng răng. Vì lúc này, chân răng còn rất yếu và nhạy cảm do chưa thích nghi được với lực kéo của các khí cụ trong khoang miệng. Bên cạnh đó, đồ ăn nóng hoặc lạnh có thể làm ảnh hưởng đến sự giãn nở, co lại của dây cung. Do đó, khi nhắc đến người niềng răng kiêng ăn gì thì đó là các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh như lẩu, đá viên, kem, thức uống quá lạnh,…   

3.5 Niềng răng kiêng gì? Bánh kẹo, thực phẩm nhiều đường

Trong các loại đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, socola,… chứa tinh bột và đường, đây là những chất làm tăng nguy cơ sản sinh axit gây sâu răng cùng các bệnh lý về răng miệng khác. Đặc biệt, nếu trong quá trình niềng bạn bị sâu răng thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha, kéo dài thời gian niềng. 

niềng răng ăn được món gì
Bánh kẹo, đồ ăn nhiều đường là câu trả lời phù hợp cho câu hỏi niềng răng tránh ăn gì.

4. Gợi ý thực đơn cho người niềng răng trong 7 ngày 

Bên cạnh những thông tin về các loại thực phẩm, món ăn người niềng răng nên ăn và không nên ăn, bạn đừng nên bỏ qua gợi ý thực đơn trong 7 ngày cho người niềng răng dưới đây:

– Thứ 2: 

  • Bữa sáng: Súp gà; chuối.
  • Bữa trưa: Đậu phụ sốt thịt; canh bí đỏ.
  • Bữa tối: Canh cải thịt viên; trứng hấp tôm, thịt và ngô.

– Thứ 3:

  • Bữa sáng: Cháo thịt bằm; sữa chua.
  • Bữa trưa: Cháo khoai lang đậu xanh; đu đủ.
  • Bữa tối: Cơm mềm; đậu phụ sốt cà chua.

– Thứ 4:

  • Bữa sáng: Bún bò (bò hầm mềm); xoài chín.
  • Bữa trưa: Cơm mềm; thịt kho tàu.
  • Bữa tối: Cháo tôm nấm rơm cà rốt; sữa chua uống. 

– Thứ 5:

  • Bữa sáng: Trứng hấp mật ong; sữa tươi.
  • Bữa trưa: Canh rau củ tôm viên; cơm mềm.
  • Bữa tối: Phở bò (bò hầm mềm); thanh long.

– Thứ 6:

  • Bữa sáng: Bánh canh cua (cua đã bóc vỏ).
  • Bữa trưa: Bánh bông lan trứng muối; sinh tố bơ.
  • Bữa tối: Cơm mềm; trứng hấp; su su thái sợi xào tôm. 

– Thứ 7:

  • Bữa sáng: Bánh ướt nóng (chả cắt nhỏ); sữa chua.
  • Bữa trưa: Cháo thịt bằm rau củ; bánh flan.
  • Bữa tối: Mì xào rau củ thịt viên (rau củ thái sợi); sinh tố dâu.

– Chủ nhật: 

  • Bữa sáng: Bánh canh cá lóc; dâu tây.
  • Bữa trưa: Cháo tôm bằm bắp ngọt; nước ép cà rốt. 
  • Bữa tối: Cơm mềm; thịt kho tàu; canh bí thịt bằm.

5. Một số câu hỏi thường gặp

Để biết thêm các thông tin hữu ích về niềng răng cùng các lưu ý về chế độ ăn uống sau khi niềng, bạn đừng bỏ qua các câu hỏi dưới đây: 

5.1 Trẻ em có nên niềng răng hay không? 

Cha mẹ nên cho trẻ nên niềng răng khi có các dấu hiệu như răng không đều, hô, móm,… Quá trình niềng nên thực hiện trong giai đoạn trẻ từ 6 – 12 tuổi, vì lúc này xương hàm và răng của trẻ đang có sự phát triển mạnh mẽ, do đó việc điều chỉnh xương hàm và sắp xếp vị trí răng trở nên thuận lợi hơn. Tuy nhiên, để trẻ đạt hiệu quả niềng răng như mong muốn, mọc răng đúng vị trí, bạn đừng nên bỏ qua những kinh nghiệm niềng răng sau:

Tìm hiểu phương pháp niềng răng cho trẻ

Điều này sẽ giúp lựa chọn được phương pháp phù hợp với tình trạng răng của trẻ, điều kiện tài chính của gia đình. Hiện có 3 phương pháp chỉnh nha cho trẻ hiện nay mà bạn có thể tham khảo là niềng răng mắc cài, niềng răng bằng hàm Trainer, niềng răng trong suốt Invisalign.

Lựa chọn bác sĩ và địa chỉ chỉnh nha uy tín

Tay nghề của bác sĩ cùng hệ thống máy móc hiện đại là những yếu tố quyết định đến hiệu quả chỉnh nha, đảm bảo khớp cắn chuẩn với hàm răng đều đẹp. 

Chăm sóc răng miệng cho trẻ kỹ càng

Thông thường, trẻ nhỏ chưa có ý thức trong việc vệ sinh và bảo vệ răng miệng. Vì thế cha mẹ cần thường xuyên đốc thúc, giảng dạy cho trẻ về tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Đơn cử như cha mẹ có thể cùng trẻ đánh răng, hướng dẫn trẻ dùng bàn chải đúng cách,… 

Đồng hành cùng trẻ trong quá trình niềng răng

Cha mẹ đồng hành cùng trẻ trong suốt quá trình chỉnh nha sẽ giúp con cảm thấy an tâm và vui vẻ. Đồng thời, cha mẹ cũng cần quan tâm đến tâm lý và động viên trẻ để con tự tin và hiểu rằng vì sao mình phải niềng răng.  

đồ ăn mềm cho người niềng răng
Trẻ em nên được niềng răng sớm để giúp con có có nụ cười xinh và tự tin khi giao tiếp.

5.2 Lưu ý gì trong thói quen của trẻ em và người lớn khi niềng răng?

Để đạt hiệu quả niềng răng tốt nhất, bạn đừng bỏ qua những lưu ý hữu ích dưới đây trong quá trình niềng răng: 

  • Cắt nhỏ thức ăn đồng thời ăn chậm, nhai kỹ giúp việc nhai nuốt dễ dàng hơn và hạn chế các vấn đề về đường tiêu hóa. 
  • Trong quá trình niềng răng không nên dùng răng cắn bao bì, nắp chai,… để tránh ảnh hưởng đến khí cụ và răng. 
  • Sử dụng bàn chải có lông mềm và vệ sinh răng miệng 4 – 5 lần mỗi ngày (tốt nhất là sau mỗi bữa ăn).
  • Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa fluoride nhằm bảo vệ và giúp răng chắc khỏe trong quá trình niềng.
  • Khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ nhằm chỉnh lại lực kéo của mắc cài, theo dõi quá trình di chuyển của răng và kiểm tra những dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.   

5.3 Niềng răng ăn mì được không?

Khi niềng răng, bạn có thể ăn mì được, bởi đây là loại thực phẩm mềm, dễ ăn và không cần quá nhiều tác động của răng để có thể nhai nuốt. Không những thế mì còn tạo ra ít mảng bám lên răng và có thể vệ sinh dễ dàng. 

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề người niềng răng ăn gì và kiêng gì. Mong rằng qua bài viết này bạn có thể tự xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống dinh dưỡng, phù hợp để đạt được kết quả chỉnh nha tốt nhất.