Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ nha khoa giúp bạn lấy lại nụ cười tự tin và hàm răng trắng sáng. Tuy nhiên để duy trì và tăng “tuổi thọ” cho răng sứ thì chế độ ăn uống là một yếu tố cần được chú trọng. Vậy người mới bọc răng sứ nên kiêng gì và ăn gì để có hàm răng khỏe mạnh? Tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
Xem nhanh
1. Bọc răng sứ là gì? Vì sao nên bọc răng sứ?
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ sử dụng mão sứ có hình dáng, kích thước, màu sắc tương tự răng thật nhưng rỗng ruột, được làm từ vật liệu sứ (hoặc kim loại). Theo đó, khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ mài phần lớn mô răng thật để tạo cùi và dùng mão răng sứ để chụp lên cùi răng thật nhằm khôi phục hình dáng, chức năng và thẩm mỹ cho răng. Đặc biệt, làm răng sứ còn mang đến nhiều ưu điểm vượt trội mà bạn không nên bỏ qua:
- Đảm bảo tính thẩm mỹ cao: Răng sứ có hình dáng, kích thước và màu sắc tương tự với răng thật giúp cải thiện các khuyết điểm của răng cũ như sứt, mẻ, xỉn màu,…
- Độ bền cao: Nếu sử dụng vật liệu làm răng sứ tốt, nguồn gốc rõ ràng và được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao thì thời gian sử dụng có thể lên đến 8 – 10 năm.
- Thời gian thực hiện nhanh chóng: Thông thường, thời gian làm răng sứ từ 3 – 7 ngày tùy theo tình trạng răng miệng và số lượng răng cần bọc sứ. Tuy nhiên nhờ thiết bị hiện đại, một số phòng khám, trung tâm đã rút ngắn thời gian tạo mão sứ, giúp quá trình thực hiện trở nên nhanh hơn.
- Chống bám màu tốt: Răng sứ được phủ một lớp sứ kháng màu nên có thể chống bám màu từ đồ ăn hoặc thức uống.
2. Ai nên bọc răng sứ?
Bọc răng sứ là giải pháp tối ưu giúp bạn lấy lại nụ cười tự tin, có hàm răng đều đẹp và khôi phục chức năng ăn nhai hiệu quả. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng nên thực hiện phương pháp này. Dưới đây là một số trường hợp nên bọc răng sứ bạn có thể tham khảo:
- Răng bị sứt mẻ, vỡ hoặc gãy gây khó khăn khi nhai và làm mất thẩm mỹ khi giao tiếp.
- Răng bị suy yếu do sâu răng nặng, trường hợp kéo dài có thể dẫn đến mất răng.
- Bọc răng sứ sau khi điều trị viêm tủy răng.
- Răng thưa, bề mặt răng bong tróc, răng xỉn màu nặng nhưng không thể dán veneer do đã điều trị tủy.
3. Sau khi bọc răng sứ bao lâu thì ăn được?
Sau khi hoàn tất quá trình bọc răng sứ, trong 1 – 2 tiếng, bạn nên hạn chế ăn uống để khoang miệng làm quen với răng mới. Vậy người mới bọc răng sứ có ăn uống bình thường được không?
Sau khi bọc răng sứ khoảng 24 – 48 tiếng, bạn hoàn toàn có thể ăn uống bình thường. Để chắc chắn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc ăn uống để không làm ảnh hưởng đến răng sứ.
4. Người mới bọc răng sứ nên kiêng gì, ăn gì?
Khi mới làm răng sứ, răng vẫn còn yếu, chưa thể tạo được độ liên kết sâu với răng thật, xương và mô mềm trên xương hàm. Vì thế, trong thời gian đầu bọc răng sứ, bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ và tăng “tuổi thọ” cho răng sứ. Dưới đây là một số gợi ý nên ăn gì và kiêng gì sau khi làm răng sứ mà bạn không nên bỏ qua:
4.1 Sau khi làm răng sứ nên kiêng gì?
Dưới đây là một số thực phẩm bạn không nên ăn hoặc hạn chế thêm vào thực đơn sau khi làm răng sứ:
- Thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh: Đây là những thực phẩm có thể gây ê buốt hoặc dễ làm tổn thương đến răng sứ như vỡ, mẻ,… Một số món ăn, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh có thể kể đến như súp nóng, cháo nóng, kem, socola nóng,…
- Bọc răng sứ kiêng ăn gì? Đồ ăn có nhiều đường: Bánh kẹo, nước ngọt, socola,… là những thực phẩm có chứa nhiều đường có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Đặc biệt, các thực phẩm này có thể bám vào chân răng gây khó khăn cho việc vệ sinh và về lâu dài có thể gây sâu răng.
- Thức uống, đồ ăn có chứa nhiều phẩm màu: Có thể khiến răng sứ bị ố vàng và hư tổn. Vì thế, bạn nên hạn chế ăn uống thực phẩm có màu như trà, cà phê, nước ngọt, rượu,…
- Lắp răng sứ phải kiêng gì? Hạn chế ăn món ăn quá cứng: Tuy răng sứ có khả năng chịu được lực nhai và tác động của các răng. Tuy nhiên, việc ăn các món ăn cứng kéo dài như kẹo cứng, mía, ổi, thanh ngũ cốc cứng,… vẫn có thể dẫn đến tình trạng răng bị vỡ, sứt mẻ và làm giảm tuổi thọ của răng sứ.
- Kiêng hút thuốc lá: Việc hút thuốc lá nhiều có thể làm ảnh hưởng đến màu sắc của răng sứ. Không những thế, hút thuốc lá còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều acid: Bạn nên kiêng các loại thực phẩm chứa acid, cụ thể là trái cây chua, đồ ăn lên men hoặc đồ muối chua. Bởi đồ ăn quá chua, chứa nhiều acid có thể khiến răng ê buốt.
4.2 Người mới bọc răng sứ nên ăn gì?
Thức ăn mềm, lỏng, trái cây,… là những thực phẩm người mới bọc răng sứ nên thêm vào chế độ ăn của mình, cụ thể là:
- Các món ăn mềm, lỏng: Thời gian đầu bọc răng sứ, bạn nên ưu tiên thức ăn mềm mịn và lỏng để răng không cần phải hoạt động nhiều, tránh chịu tác động lớn gây nên tình trạng nứt, vỡ răng sứ. Không chỉ vậy, các món ăn mềm lỏng như cháo, súp, sinh tố,… còn giúp cho cơ hàm và răng sứ dần quen với môi trường trong khoang miệng.
- Ăn nhiều các loại trái cây, rau củ: Bạn nên lựa chọn các loại trái cây mềm như dâu tây, nho, việt quất, kiwi,… và rau củ chứa nhiều vitamin, khoáng chất.
- Uống nhiều nước: Việc uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm cảm giác ê buốt và loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng hiệu quả. Từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng sau khi bọc răng sứ.
5. Một số lưu ý khác khi bọc răng sứ
Sau khi đã tìm được lời giải đáp cho vấn đề bọc răng sứ nên kiêng gì và ăn gì, bạn đừng bỏ qua một số lưu ý trong việc chăm sóc răng miệng sau bọc sứ dưới đây:
- Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải mềm, chải theo chiều ngang và từ trong ra ngoài, thực hiện tối thiểu 2 lần/ngày.
- Sử dụng tăm nước vệ sinh răng miệng nhằm hạn chế tổn thương cho răng sứ mới làm.
- Không dùng tăm để lấy mảng bám, thức ăn thừa bởi có thể làm tổn thương nướu và chân răng. Thay vào đó nên học cách sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ thức ăn thừa và vi khuẩn.
- Khi ăn nên nhai chậm, đều hai bên hàm nhằm giảm tác động lên răng sứ.
- Thực hiện thăm khám nha khoa 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng, cũng như chất lượng và độ ôm sát viền của răng sứ.
Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh vấn đề bọc răng sứ nên kiêng gì và ăn gì để có hàm răng chắc khỏe và bền. Nếu bạn đang có ý định bọc răng sứ, mong rằng những thông tin này có thể giúp bạn xây dựng chế độ ăn phù hợp, giúp tăng “tuổi thọ” sử dụng răng sứ, đồng thời có đủ tự tin thực hiện phương pháp này trong thời gian tới.