Trẻ sốt mọc răng nên ăn uống thế nào?

Tác giả: Lê Thị Cẩm Hường

trẻ sốt mọc răng

Trẻ sốt mọc răng là tình trạng xảy ra phổ biến trong vài ngày. Trong khoảng thời gian này, các bậc phụ huynh cần cho trẻ ăn những món dễ tiêu hóa, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng

Như thế nào là sốt do mọc răng?

Trẻ sốt mọc răng thường kéo theo nhiều biểu hiện khác như: chảy nhiều dãi, ngứa răng, ưa “gặm” tay hoặc nhai những đồ vật khác, lợi sưng đỏ. Một số bé khác có thể đi tiêu cho phân nhão hoặc thường xuyên biếng ăn, quấy khóc.

Trẻ sốt mọc răng
Khi mọc răng, trẻ thường bị sốt và khó chịu

Sau 2 – 3 ngày sẽ hết sốt dần do những chiếc răng mới bắt đầu nhú lên. Còn tình trạng trẻ sốt do virut hoặc mắc các chứng bệnh truyền nhiễm thì bé sẽ sốt liên tục. Các mẹ cần chú ý rõ để phân biệt hai trường hợp này, tránh nhầm lẫn. Để biết chắc trẻ sốt có phải là do mọc răng hay không, nên đưa bé đi khám.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam

Theo số liệu Viện Dinh dưỡng Quốc gia thuộc Bộ Y tế mới công bố, 24,6% trẻ Việt Nam dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân tính theo chỉ số giữa cân nặng với tuổi giảm 0,4% vào năm…

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sốt mọc răng

Cho bé ăn các món mềm và loãng: Chúng sẽ giúp bé dễ nhai và tránh được cảm giác đau đớn. Tuy nhiên những món này cũng cần phải đảm bảo dinh dưỡng. Cháo xay nhuyễn là món lý tưởng nhất cho các bé. Tuy nhiên khi bé đã bớt đau nên cho bé ăn lại các thức ăn như cháo hạt để kích thích việc mọc răng nhanh hơn.

– Không cho con ăn thức ăn cứng: Nhiều mẹ vì bảo vệ răng của con mình nên dù bé được 1 tuổi vẫn cố nghiền nát thức ăn và chỉ cho bé ăn thức ăn mềm mà thôi. Tuy nhiên, các nha sĩ cho rằng điều này không có lợi cho sự phát triển răng miệng ở trẻ nhỏ. Người lớn nên quan sát sự phát triển ở răng của trẻ và bổ sung thức ăn có độ cứng phù hợp để răng của bé thích nghi và phát triển toàn diện hơn.

Trẻ sốt mọc răng
Khi trẻ sốt do mọc răng, mẹ nên cho bé ăn các món loãng hoặc xay nhuyễn

– Các loại rau nấu chín: Cha mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chúng chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin cần thiết trong giai đoạn mọc răng.

– Uống thêm nước lọc: Với bé lớn hơn, khuyến khích bé uống thêm nước lọc (hoặc có thể pha sữa bình cho bé loãng hơn bình thường). Trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước.

– Đồ uống mát: Đồ uống mát có thể làm dịu những em bé quấy khóc trong thời gian mọc răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước. Một số bà mẹ thường cho bé uống nước ép trái cây pha với nước.

Học cách bảo quản đồ ăn dặm cho bé hiệu quả nhất

Giai đoạn ăn dặm, trẻ cần được hấp thu nguồn dinh dưỡng đảm bảo với những món ăn phù hợp, giúp trẻ có thể ăn và tiêu hóa tốt. Hầu hết món ăn dặm chính của trẻ trong giai đoạn này là cháo, súp dinh dưỡng, theo hình thức chế…

Cách chăm sóc trẻ khi mọc răng

– Khi bé sốt bạn có thể lau người cho bé bằng nước ấm vì nước lạnh hay nóng quá đều có thể làm tình trạng của bé tệ hơn. Nước ấm sẽ giúp cơ thể thoát nhiệt, giảm sốt nhanh hơn. Mặc cho bé những trang phục thoải mái và thoáng để nhiệt có thể thoát ra.

– Giữ vệ sinh răng miệng cho bé: cho bé uống nước lọc sau khi ăn, lau bằng khăn mềm, chải răng cho bé, làm thường xuyên và nhiều lần trong ngày.

– Không để bé tiếp xúc với những đồ chơi vuông thành sắc cạnh, vì có thể bé sẽ “nhai” làm tổn thương đến lợi.

– Cho bé uống thuốc hạ sốt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Như vậy khi trẻ sốt mọc răng, cha mẹ không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh chăm sóc trẻ theo cách khoa học.

Theo Dinhduong.online tổng hợp