3 tuổi là cột mốc quan trọng, đánh dấu nhiều sự thay đổi trong quá trình phát triển của bé về thể chất lẫn tư duy. Do đó, ba mẹ cần chú ý khi xây dựng thực đơn cho bé 3 tuổi, nhằm đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất hỗ trợ con phát triển toàn diện. Gợi ý đến ba mẹ thực đơn cho trẻ 3 tuổi giàu dinh dưỡng, cực dễ làm trong bài viết sau đây. Cùng tìm hiểu nhé!
Xem nhanh
1. Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi bao nhiêu hợp lý?
Độ 3 tuổi, trẻ nhà bạn bắt đầu mọc răng đầy đủ và đã biết ăn mọi thứ. Vì thế ba mẹ cần biết lựa chọn và phân bổ nhóm thực phẩm cho phù hợp. Theo các chuyên gia, một khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi cần có: 100 – 200g lương thực chính, 20g các loại đậu, 50g thịt và trứng, 150g rau xanh, 200g sữa bơ, lượng hoa quả tươi vừa đủ, 500ml sữa. Các mẹ nhớ nhé, độ tuổi này sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng của trẻ. Đa phần những trẻ được uống sữa đều đặn sẽ thông minh, lanh lợi hơn những trẻ khác. Không nên cắt bỏ hoàn toàn sữa cho bé. Hãy cho trẻ uống sữa tươi, sữa công thức hoặc ăn sữa chua hàng ngày.
Khẩu phần ăn của trẻ 3 tuổi cần có đầy đủ các nhóm thực phẩm.
2. Trẻ 3 tuổi ăn được gì? Các dưỡng chất nên bổ sung cho trẻ
Khi được 3 tuổi, bé cần bổ sung:
- 1200 – 1500 kcal/ngày.
- 50 – 100 g vitamin và khoáng chất.
- 30 – 140 g chất béo.
- 100 – 120 g chất đạm.
Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trên, trong thực đơn của trẻ 3 tuổi nên bổ sung các nhóm thực phẩm như: Tinh bột (gạo, bánh mì,…); chất đạm (cá, trứng, thịt, tôm,…); vitamin và chất xơ (rau, củ, trái); canxi (tôm, sữa, cua,…);…
Trong đó, phụ huynh nên chú ý bổ sung sắt (thịt bò, ngũ cốc, rau xanh,..) và DHA (cá hồi, cá trích, cá mòi,..) cho trẻ. Bởi hai thành phần dinh dưỡng này có vai trò trong việc phát triển thể chất, trí não và tinh thần cho trẻ nhỏ. Nếu thiếu hụt hai khoáng chất này, trẻ có thể bị thiếu máu, chỉ số IQ thấp hơn những trẻ khác.
3. Gợi ý 7 thực đơn cho bé 3 tuổi dễ nấu, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng
Dưới đây là 7 thực đơn dành cho trẻ 3 tuổi, ba mẹ hãy tham khảo và áp dụng cho con yêu nhà mình:
3.1. Thực đơn 1
Bữa sáng (6h30 – 7h30): Phở bò, bánh su kem.
Bữa phụ sáng (9h): Sữa chua.
Bữa trưa (11h00 – 11h30): Cơm, canh cua đồng cải bẹ xanh, cá hồi kho thơm, đu đủ.
Bữa phụ chiều (14h00 – 14h30): Sữa, bánh bông lan.
Bữa chiều (17h – 17h30): Cơm, canh súp đậu, thịt bò xào bông cải xanh nấm rơm cà rốt, quả hồng.
Bữa phụ tối (20 – 20h30): Sữa.
3.2. Thực đơn 2
Bữa sáng (6h30 – 7h30): Xôi đậu đen, sữa.
Bữa phụ sáng (9h): Sữa.
Bữa trưa (11h00 – 11h30): Cơm, canh cải bó xôi nấu tôm, sườn xào chua ngọt, đu đủ.
Bữa phụ chiều (14h00 – 14h30): Sữa, chè đậu xanh.
Bữa chiều (17h – 17h30): Cơm, canh đậu hũ cà chua trứng, mực kho cà ri, chuối.
Bữa phụ tối (20 – 20h30): Sữa.
3.3. Thực đơn 3
Bữa sáng (6h30 – 7h30): Cháo sườn nấm, trứng cút luộc.
Bữa phụ sáng (9h): Sữa.
Bữa trưa (11h00 – 11h30): Cơm, chả cua hấp, canh mướp nấu tôm, kem cocktail trái cây.
Bữa phụ chiều (14h00 – 14h30): Bánh flan, sữa chua.
Bữa chiều (17h – 17h30): Cơm, canh hạt sen củ cải, gà sốt cà, dưa hấu.
Bữa phụ tối (20 – 20h30): Sữa.
Thực đơn của bé 3 tuổi gồm có ăn sáng với cháo sườn nấm, trưa ăn canh mướp nấu tôm, ăn tối có canh hạt sen củ cải và dưa hấu.
3.4. Thực đơn 4
Bữa sáng (6h30 – 7h30): Miến nấu thịt, nước cam vắt.
Bữa phụ sáng (9h): Táo.
Bữa trưa (11h00 – 11h30): Cơm, canh bí ngô tôm khô, bông cải canh xào gan, đu đủ.
Bữa phụ chiều (14h00 – 14h30): Sữa.
Bữa chiều (17h – 17h30): Cơm, canh cải ngọt, thịt bò xào sốt đậu phộng, nho.
Bữa phụ tối (20 – 20h30): Sữa.
3.5. Thực đơn 5
Bữa sáng (6h30 – 7h30): Nui nấu thịt, bánh chuối
Bữa phụ sáng (9h): Sữa
Bữa trưa (11h00 – 11h30): Cơm, canh chua rau muống nghêu, thịt kho trứng, quýt.
Bữa phụ chiều (14h00 – 14h30): Sữa, kem chuối.
Bữa chiều (17h – 17h30): Cơm, canh mướp nấm rơm thịt bún tàu, thịt bò xào sốt đậu phộng, mãng cầu.
Bữa phụ tối (20 – 20h30): Sữa.
3.6. Thực đơn 6
Bữa sáng (6h30 – 7h30): Cháo tôm thịt, sữa chua.
Bữa phụ sáng (9h): Sữa.
Bữa trưa (11h00 – 11h30): Cơm, ruốc cá trắm, thịt kho trứng, mãng cầu..
Bữa phụ chiều (14h00 – 14h30): Sữa, sữa chua.
Bữa chiều (17h – 17h30): Cơm, canh mướp nấm rơm thịt bún tàu, thịt viên sốt cà chua, kiwi.
Bữa phụ tối (20 – 20h30): Sữa.
3.7. Thực đơn 7
Bữa sáng (6h30 – 7h30): Súp trứng gà với ngô non, bánh chuối.
Bữa phụ sáng (9h): Sữa
Bữa trưa (11h00 – 11h30): Cơm, canh cải thịt bằm, cá kho, xoài.
Bữa phụ chiều (14h00 – 14h30): Sữa, bánh flan.
Bữa chiều (17h – 17h30): Cơm, thịt bò xào nấm, mực xào dưa leo, đu đủ.
Bữa phụ tối (20 – 20h30): Sữa.
Thực đơn cho bé 3 tuổi ăn trưa gồm có cơm ăn cùng canh cải thịt bằm, cá kho ăn và bữa phụ với bánh flan.
4. Các nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ 3 tuổi mẹ cần nhớ
Khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé 3 tuổi, phụ huynh cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:
4.1. Đủ 3 bữa chính mỗi ngày
Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi cần đảm bảo 3 bữa mỗi ngày. Hệ tiêu hóa của bé còn khá non nớt, chưa hoàn thiện. Vì thế cần chia khẩu phần ăn ra làm nhiều bữa nhỏ giúp dạ dày của bé dễ kiểm soát và hấp thu hơn.
- Bữa sáng: Mẹ có thể cho con ăn cháo hoặc nui, trứng gà hoặc bánh ngọt và uống sữa.
- Bữa trưa: Bé ăn cơm cùng gia đình hoặc bạn bè trong trường. Các loại thực phẩm như thịt, cá, đậu hũ, rau xanh.
- Bữa tối: Mẹ có thể chọn một trong các nguồn dinh dưỡng sau: cơm nát, súp, mì sợi, rau, củ và hoa quả.
Khi nấu nướng, mẹ nên chú ý nêm nếm dựa theo khẩu vị của con. Bởi chỉ khi được ăn ngon, ăn đúng khẩu vị mình thích, bé mới cảm thấy thích thú và ăn nhiều hơn. Ngoài ra, mẹ cũng cần nấu các món dễ tiêu. Đồng thời tránh cho con ăn quà vặt quá nhiều. Lựa chọn đa dạng các loại thực phẩm để làm mới thực đơn hàng ngày là điều cần thiết.
4.2. Bổ sung đúng dưỡng chất thiếu hụt
Nếu thấy con có triệu chứng sức khỏe bất thường hoặc chậm lớn hơn các đứa trẻ khác. Mẹ hãy tự đặt câu hỏi rằng liệu trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ 3 tuổi có thiếu hụt dưỡng chất nào không. Hãy nhờ đến ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xóa bỏ những nghi ngờ đó. Vì khi thiếu hụt những vi chất dinh dưỡng mà không kịp thời bổ sung rất dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm lớn.
Khi xây dựng thực đơn tăng cân cho bé 3 tuổi, bố mẹ cần dựa vào tình trạng thiếu hụt dưỡng chất để bổ sung thực phẩm phù hợp.
Nếu bé thiếu sắt, hãy tăng cường thịt bò, gan, thận, lòng đỏ trứng gà, các loại đậu…Nếu bé thiếu kẽm, mẹ cần lựa chọn đậu phộng, hạt dưa, thủy sản (hàu, tôm, ốc). Còn khi bé thiếu canxi, mẹ nên bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa. Có thể là sữa tươi, sữa chua, phô mai, váng sữa cho bé mỗi ngày.
4.3. Không cần đầy, chỉ cần đủ
Đa số trong khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi, các mẹ thường tập trung vào thực phẩm giàu tinh bột. Vì mẹ nghĩ rằng con ăn giỏi là khi ăn nhiều cơm. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Khay thức ăn của con không cần đầy mà chỉ cần đủ chất dinh dưỡng các mẹ nhé! 4 nhóm chất lúc nào cũng phải đảm bảo cho bé là: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nếu thiếu một trong những chất đó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bé.
4.4. Hãy chọn thực phẩm theo ý của con
Chọn thực phẩm theo ý thích của con dưới sự hướng dẫn của cha mẹ. Đây là một nguyên tắc tưởng chừng như khó thực hiện nhưng lại vô cùng quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi đúng “chuẩn” là không chứa những món ăn theo kiểu cha mẹ ép buộc. Có thể do cách biệt tuổi tác nên khẩu vị và ý thích của con hoàn toàn khác với người lớn. Thay vì gượng ép, hãy quan tâm và tìm hiểu xem bé thích món nào. Bạn hãy để con tự do lựa chọn món mình thích, có như thế bé mới cảm thấy thích thú và ăn ngon miệng hơn.
Phụ huynh hãy xây dựng thực đơn dựa trên sở thích của bé để con có hứng thú hơn và ăn ngon miệng hơn.
4.5. Một số tiêu chí khác
Ngoài những nguyên tắc trên, khi xây dựng thực đơn cho trẻ ba mẹ cũng nên lưu ý:
- Cho con ăn thành nhiều bữa: Theo các chuyên gia, để bé 3 tuổi hấp thu chất dinh dưỡng đầy đủ, bố mẹ nên chia phần ăn của bé ra thành nhiều bữa nhỏ.
- Xây dựng thực đơn của bé 3 tuổi phong phú, đa dạng: Một thực đơn đa dạng nguyên liệu, thay đổi món liên tục sẽ kích thích sự hào hứng trong mỗi lần ăn của trẻ.
5. Một số lưu ý giúp bé 3 tuổi ăn ngon miệng hơn
Ba mẹ cần lưu ý những điều dưới đây khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi:
- Chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh và nấu chín kỹ.
- Hạn chế cho trẻ dùng thực phẩm đóng hộp, chế biến sắn, bim bim, kẹo và hương vị nhân tạo.
- Nên cho bé 3 tuổi uống khoảng 3 cốc nước (khoảng 750ml).
- Ba mẹ hãy thường xuyên ăn cơm cùng bé, điều này sẽ giúp con cảm thấy vui vẻ và ăn uống ngon miệng hơn.
Bài viết trên đây đã gợi ý đến phụ huynh 7 thực đơn cho bé 3 tuổi đơn giản, giàu dinh dưỡng và nguyên tắc xây dựng thực đơn khoa học. Ba mẹ hãy tham khảo để nấu nhiều món ăn ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng nhất cho con yêu nhé!