Ngộ độc khi ăn hải sản và cách phòng tránh hiệu quả

Tác giả: admin

Ngộ độc khi ăn hải sản

Hải sản là một món ăn ngon và phổ biến được nhiều người ưa chuộng, nhất là trong những chuyến đi chơi về vùng biển thì nhất định không thể thiếu các món ăn chế biến từ hải sản.

Tuy nhiên, loại thực phẩm này lại có thể gây ra những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nếu không lưu ý trong quá trình chế biến, đặc biệt là tình trạng ngộ độc. Vì thế mà bài viết sau sẽ chia sẻ tới bạn cách nhận biết cũng như phòng tránh ngộ độc khi ăn hải sản.

1. Nguyên nhân gây ra ngộ độc khi ăn hải sản

Những hải sản chứa độc tố có thể gây ra tình trạng ngộ độc
Những hải sản chứa độc tố có thể gây ra tình trạng ngộ độc

Một số loại hải sản có chứa độc tố như cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển… nhưng lại được ưa chuộng trong các món ăn. Nếu qua quá trình chế biến đúng cách thì có thể lại bỏ độc tố tuy nhiên có một số dạng không thể bị phá hủy bởi nhiệt nóng khi qua các quy trình chế biến thông thường. Điều này dẫn tới việc độc tố vẫn còn được lưu giữ và không thể phát hiện bằng mắt thường gây ra ngộ độc. Thêm nữa, những dạng hải sản chết cũng có thể gây ra tình trạng ngộ độc vì các vi khuẩn hoạt động mạnh khiến độc tố tiết ra nhanh hơn. Do đó, khi ăn hải sản cần lưu ý tới những loại này và tránh dùng thử vì có thể gây ra hiểm họa khôn lường.

2. Triệu chứng ngộ độc khi ăn hải sản

Biểu hiện của ngộ độc hải sản
Biểu hiện của ngộ độc hải sản

Những người bị ngộ độc hải sản nhẹ thì thường gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, nôn mữa, tiêu chảy, vã mồi hôi, sốt… Tình trạng bệnh nặng có thể dẫn tới co giật, tê môi lưỡi, liệt, mờ mắt, lẫn lộn, hôn mê, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, khó thở, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Vì thế khi thấy các dấu hiệu bị ngộ độc thì cần phải tới bác sĩ ngay lập tức để có cách chuẩn đoán cũng như xử lý kịp thời. Tránh để bệnh kéo dài gây ành hưởng nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tính mạng.

3. Nên làm gì khi bị ngộ độc hải sản

Nếu người bệnh nhẹ thì cần phải loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể nhanh chóng bằng cách cho nôn, tốt nhất là 1-2 tiếng đồng hồ sau khi ăn phải hải sản có độc tố. Sau đó nên cho người bịn ngộ độc uống nước trà đường loãng để bổ sung lại nước cũng như phân giải, hòa loãng chất độc. Tuy nhiên cũng cần đưa người bệnh tới bác sĩ chuyên khoa để có cách chữa trị đúng đắn và hiệu quả nhất. Tránh việc tự ý uống thuốc hay dùng các bài thuốc dân gian mà không có ý kiến của bác sĩ vì có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng thêm.

4. Phòng tránh ngộ độc khi ăn hải sản

Cần tránh tuyệt đối các loại hải sản có chứa chất độc cũng như không nên ăn những loại hải sản lạ, nhất là trẻ nhỏ. Bạn có thể hỏi người dân địa phương về những loại thực phẩm có thể ăn để an toàn hơn cho sức khỏe. Thêm nữa, bạn cũng không nên sử dụng những loại hải sản đã chế biến từ lâu vì có thể đã bị các loại vi khuẩn xâm nhập. Đặc biệt là cá thu, cá ngừ khi để lâu có thể bị vi khuẩn biến thành chất độc. Các loại hải sản động lạnh chỉ an toàn khi được bảo quản bằng cách này từ khi còn sống cho tới lúc chế biến.

Phòng tránh ngộ độc khi ăn hải sản
Phòng tránh ngộ độc khi ăn hải sản

Đồng thời, các hiện tượng ô nhiễm biển cũng có thể làm ô nhiễm hải sản và khi ăn vào sẽ dẫn tới việc ngộ độc. Điển hình nhất là thủy triều đỏ do các loại tảo biển phát triển bất thường gây ra, những hải sản thông thường không có độc khi ăn phải các loại tảo chứa độc tố cũng sẽ gây ngộ độc cho người ăn phải. Ngoài ra, món gỏi hải sản được nhiều người ưa thích cũng có khả năng dẫn tới ngộ độc bất kỳ lúc nào. Những hải sản tái hay còn sống có trong gỏi có thể chứa rất nhiều vi khuẩn và gây tình trạng tiêu chảy cấp. Do đó, tốt nhất là nên ăn hải sản đã được nấu chín sẽ an toàn hơn.

Ngộ độc khi ăn hải sản là một dạng ngộ độc không nên coi thường vì có thể dẫn tới tử vong nếu không có cách xử lý kịp thời. Vì thế nếu nhận thấy các triệu chứng ngộ độc thì bạn nên tới ngay bác sĩ để được chữa trị hiệu quả.

Theo Dinhduong.online tổng hợp