Ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra nếu chúng ta tiếp xúc hoặc ăn phải những thực phẩm kém vệ sinh, bị biến chất hay nhiễm độc, nhiễm khuẩn. Ngộ độc thực phẩm cần được xử lý kịp thời để tránh gây nên những hậu quả nặng nề cho sức khỏe. Do đó, tìm hiểu cách xử lý khi bị ngộ độc nên làm gì là điều hết sức cần thiết mà mỗi người nên tự trang bị. Sau đây chúng ta sẽ cùng tham khảo một số kiến thức về việc xử trí khi bi ngộ độc.
Xem nhanh
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Có rất nhiều nguồn nguyên nhân có thể khiến chúng ta rơi vào tình trạng ngộ độc thực phẩm như:
– Thực phẩm chúng ta ăn bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, siêu vi từ môi trường xung quanh hoặc do thực phẩm bị ôi thiu, hư hỏng, chế biến kém vệ sinh.
– Thực phẩm do có chứa chất độc hại như phụ gia, chất bảo quản, chất tạo hương vị…
– Do tự bản thân thực phẩm chứa chất độc tự nhiên như cá nóc, măng, khoai tây mọc mầm…hoặc do nhiễm độc từ môi trường.
Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm được chia làm 2 dạng:
– Ngộ độc cấp tính: biểu hiện của dạng này rất rõ ràng ngay sau khi ăn, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy…Một số trường hợp nếu không được xử lý kịp thời thậm chí có thể bị tử vong do ngộ độc.
– Ngộ độc mãn tính: dạng này không tác động ngay sau khi ăn với biểu hiện không rõ ràng. Dạng ngộ độc này khiến các chất độc bị tích tụ trong cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan. Âm ỉ dần bệnh sẽ phát tác thành ung thư, cùng các bệnh mãn tính nguy hiểm khác.
Khi bị ngộ độc nên làm gì?
Ngay khi có biểu hiện ngộ độc, biện pháp cần thiết đầu tiên là cần cho người bị ngộ độc nôn hết những thức ăn trước đó ra ngoài. Kích thích gây nôn bằng cách uống nhiều nước rồi móc họng hoặc uống mùn nhớt, nước muối. Nhưng lưu ý khi móc họng gây nôn nên chú ý để tránh làm xước cổ họng đặc biệt là với trẻ nhỏ. Khi kích thích nôn nên để đầu thấp, nghiêng sang bên, tránh ngữa cổ để khi trào thức ăn ra gây sặc mũi, có thể gây tử vong.
Trường hợp biểu hiện ngộ độc xuất hiện muộn sau 6h sau khi ăn thì cần xử lý như sau:
– Trung hòa chất độc: Nếu bị ngộ độc do acid thì có thể trung hoa bằng những chất kiềm như: nước xà phòng 1%, nước magie oxit 4%, uống 15ml dung dịch kiềm cách khoàng 5 phút. Ngược lại nếu ngộ độc do chất tính kiềm thì có thể trung hòa bằng các dung dịch acid nhẹ như: nước chanh, dấm…
– Dùng bột mì, sữa, bột gạo, lòng trắng trứng..có thể tạo thành một lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày để ngăn cản sự hấp thu của ruột, dạ dày với chất độc.
– Khi bị ngộ độc các chất kim loại như chì, thủy ngân bạn có thể cho người bệnh uống lòng trắng trứng, sữa hoặc natri sunfat 4-10gr.
– Với các ngộ độc kim loại nặng, acid cũng có thể uống kết hợp với các chất như hỗn hợp than bột, magie oxit.
Tuy nhiên cần biết rằng, mọi trường hợp ngộ độc cần được đưa cấp cứu ngay ở các cơ sở y tế để có thể xác định đúng nguyên nhân và được sự hỗ trợ điều trị kịp thời của bác sĩ.
Phòng tránh ngộ độc như thế nào?
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm hiệu quả bạn cần áp dụng các phương pháp sau:
– Thực phẩm phải lựa chọn tươi sống, rau quả tươi xanh.
– Thực phẩm đóng gói cần xem kỹ hạn sử dụng trước khi dùng và xem xét các thành phần có trong đó để tránh những kích ứng đối với tiền sử bệnh của cơ thể.
– Không được ăn thực phẩm để quá lâu, có mùi lạ, ôi thiu.
– Tuyệt đối không ăn những thực phẩm lạ, được khuyến cáo là không an toàn như nấm độc, nấm lạ, cá nóc, khoai tây mọc mầm…
– Khi đi du lịch, công tác cần chú ý tới nguồn gốc thực phẩm và chất lượng vệ sinh của những hàng quán dọc đường.
Trên đây là một số lưu ý và biện pháp xử lý để bạn có thể biết khi bị ngộ độc nên làm gì. Hãy chia sẻ những kiến thức của mình để mọi người có thể nâng cao được khả năng tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cũng như kỹ năng sơ cứu khi ngộ độc. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Theo Dinhduong.online tổng hợp