Dinh dưỡng luôn là ưu tiên hàng đầu khi mang thai. Nếu bạn đang quan tâm đến chế độ dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 8 thì đừng bỏ qua bài viết này. Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn danh sách các thực phẩm chứa những dưỡng chất cần thiết rất tốt cho những ngày sắp lâm bồn.
- Bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
- Những thực phẩm không tốt cho thai nhi bà bầu nên tránh
- Lời khuyên dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 9 tốt cho mẹ và bé
Xem nhanh
Dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 8 cần đầy đủ chất béo và đạm
Thai kỳ tháng thứ 8 là giai đoạn bé đã hoàn thiện về mọi thứ. Do đó, bạn cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất để bé sẵn sàng chào đời với một thể trạng và trí não khỏe mạnh. Ở thời điểm này, thai nhi vẫn đang phát triển đều, tăng 200g mỗi tuần. Do đó, cần bổ sung nhiều đạm để bảo đảm cho sự tăng trưởng này. Thực đơn dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 8 nên cung cấp 75 – 100g đạm mỗi ngày. Các loại thực phẩm: thịt động vật, trứng, bơ, sữa, rau đậu…đều chứa nguồn protein dồi dào tốt cho cơ thể.
Trong chế độ dinh dưỡng tốt cho thai kỳ, chắc chắn không thể thiếu sự có mặt của chất béo. Bởi nó cũng là thành phần cấu tạo nên các tế bào của hệ thần kinh. Nó chiếm tỷ lệ cao trong chất xám và võng mạc. Mặc dù chất béo vẫn là nỗi ái ngại của nhiều bà bầu vì sợ tăng cân. Nhưng đừng vì thế mà bỏ qua loại dưỡng chất này nhé! Bà bầu chỉ cần bổ sung chất béo không vượt quá 85g/ngày là an toàn. Tổng lượng calo cần thiết cho cơ thể mỗi ngày cần phải có 35% lượng calo đến từ chất béo. Nguồn chất béo tự nhiên cần thiết cho bà bầu đến từ: sữa, sữa chua, pho mai, dầu ô liu, quả bơ, các loại hạt… Trong số đó có quả bơ là trái cây không thể thiếu trong thai kỳ. Hàm lượng chất béo trong quả bơ có đến 71% là chất béo bão hòa đa tốt cho sức khỏe.
Dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 8 cần bổ sung vitamin và khoáng chất
Có 3 loại vitamin và khoáng chất không thể vắng mặt trong chế độ dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 8.
1. Chất sắt
Hemoglobin chính là thành phần cấu tạo nên tế bào máu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy nuôi dưỡng thai. Sắt là một trong những nguồn sản sinh ra hemoglobin. Có rất nhiều trường hợp thiếu máu do thiếu sắt đã xảy ra. Mất máu lúc chuyển dạ là tình trạng phổ biến. Thiếu máu gia tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai, thai chết lưu, con nhẹ cân và kém phát triển. Trường hợp nhẹ hơn thì bà bầu chỉ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, da dẻ xanh xao. Nhưng nếu vấn đề này kéo dài sẽ khiến mẹ dễ ngất xỉu, té ngã ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi.
Vì thế khi mang thai, nhu cầu sắt ở các mẹ bầu là rất lớn. Nếu như nhu cầu sắt đối của người bình thường là 12-15 mg mỗi ngày, thì các thai phụ cần gấp rưỡi hàm lượng này. Nguồn thực phẩm cần lựa chọn ngay trong khẩu phần dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 8 là: thịt bò, khoai tây, mận sấy khô, hạt bí ngô, rau bina…
2. Acid folic
Acid folic (folate) rất cần cho sự hình thành tế bào máu. Nhu cầu acid folic cần trong một ngày là 400mcg. Trong khi đó, nhu cầu dưỡng chất này ở người bình thường chỉ là 200mcg. Do đó, nhu cầu acid folic ở bà bầu là vô cùng lớn. Sự thiếu hụt chất này dễ gây ra các khuyết tật về ống thần kinh.Sự phân chia tế bào không bình thường do thiếu acid folic còn gây ra nhiều dị tật không đáng có ở bé như: hở hàm ếch, hội chứng Down. Top 7 thực phẩm giàu acid folic mẹ cần bổ sung: ngũ cốc, đậu lăng, rau bina, măng tây, trứng…
3. Canxi
Trên thực tế, hầu hết những trường hợp thai nhi bị còi xương, kém phát triển đều do thiếu canxi. Canxi rất cần thiết cho nhu cầu phát triển của thai nhi, nhất là hệ xương và răng của trẻ. Gần 99% lượng canxi trong cơ thể được tìm thấy ở xương, răng. Không chỉ đối với trẻ, sự thiếu hụt canxi còn ảnh hưởng rất nhiều đến người mẹ. Đau nhức xương khớp, chuột rút, hạ canxi máu là những tình trạng xảy ra phổ biến ở bà bầu. Những thực phẩm giàu canxi chúng ta cần quan tâm đến là: phô mai không béo, cải xoong, mướp tây, đặc biệt là sữa. Sữa được xem là một trong những thực phẩm chứa nhiều canxi nhất. Một cốc sữa không béo cung cấp 306 mg hoặc 31% DV canxi.
Theo Dinhduong.online tổng hợp