Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường

Tác giả: admin

Từ xưa đến nay, tiểu đường là một căn bệnh mãn tính, mặc dù chưa có phương thuốc nào có thể trị khỏi dứt điểm, nhưng nếu được phát hiện kịp thời, sử dụng thuốc đúng cách kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý và luyện tập thì người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được lượng đường ở mức an toàn.

Chúng ta nên ăn gì ngừa bệnh tiểu đường từ sớm?

Ăn gì ngừa bệnh tiểu đường là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc trong những năm gần đây khi tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở nước ta ngày càng tăng và số bệnh nhân ngày càng trẻ hóa.  Giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường ăn gạo…

Theo PGS.TS Tạ Văn Bình – Chủ tịch Hội Người giáo dục bệnh tiểu đường Việt Nam, phát biểu: “Việt Nam không phải là quốc gia có tỷ lệ bệnh tiểu đường lớn nhất thế giới, nhưng bệnh tiểu đường ở Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới”. Bệnh tiểu đường ban đầu nếu không được phát hiện sớm rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho võng mạc mắt, mù lòa, suy thận, tổn thương thần kinh…thậm chí là đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Nếu đã phát hiện và sống chung với tiểu đường, thì các bệnh nhân cũng nên lưu ý đến một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong ăn uống.

che-do-dinh-duong-hop-ly-cho-nguoi-benh-tieu-duong

Nguyên tắc ăn uống của người tiểu đường là hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, tinh bột, bổ sung nhiều chất xơ. Trong khẩu phần ăn có đầy đủ thành phần protein, lipit, gluxit, vitamin. Đặc biệt, khi ăn nên chia ra nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn với một lượng ít.

Những loại thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn:

  1. Rau xanh: xà lách (trong 100g xà lách chỉ có chứa khoảng 0,8g đường, ít hơn 20 lần so với lượng đường có trong một chiếc bánh), súp lơ xanh (không chứa chất béo và đường, nhiều chất xơ, canxi), bắp cải (giàu vitamin A, C, D, E, canxi, sắt, magiê, kẽm và natri), cà chua (ít chất béo và không đường, chứa viatmin K tốt cho xương và viatmin A có lợi hoàn toàn cho mắt).
  2. Trái cây ít đường: bưởi (không chất béo, chứa nhiều vitamin, khuyến khích nên ăn nửa trái bưởi mỗi ngày), táo (chứa nhiều chất oxy hóa giúp giảm lượng cholesterol), đào (giàu chất xơ, chỉ số đường thấp), đu đủ (2 miếng đu đủ sẽ cung cấp một lượng cacbon-hydrate hợp lý cho cơ thể).
  3. Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò do có chứa nhiều axit linoleic tổng hợp giúp cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu. Thịt nên được chế biến ở dạng luộc, hấp hoặc nướng, không nên chiên.
  4. Các loại ngũ cốc: gạo lứt, lúa mì, lúa mạch nguyên chất hoặc ít qua xử lý.’
Người bệnh tiểu đường cần kiêng gì tốt cho sức khỏe?

Khoảng 10 năm trở lại đây, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật ngày càng gia tăng. Trong số đó bệnh tiểu đường cần được kể đến đầu tiên với tỷ lệ các ca bệnh chiếm hơn 5% dân số. Và cũng vì lý do này…

Những loại thực phẩm bệnh nhân tiểu đường nên kiêng khem:

  1. Cơm, mì, hủ tíu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai, bánh quy…đây là những thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột nên cần hạn chế. Trong bữa ăn hàng ngày, nên ăn canh trước rồi mới ăn cơm.
  2. Đồ ngọt: đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, trái cây đóng hộp, nước ngọt có ga, kẹo, mứt.
  3. Chất béo: không nên ăn thức ăn được chế biến dưới dạng chiên, rán; kiêng khem mỡ động vật, bơ sữa.
  4. Uống rượu: Việc uống nhiều rượu sẽ làm tăng các biến chứng của tiểu đường, đặc biệt là biến chứng về tim mạch, tăng huyết áp, tăng mỡ máu. Tuy nhiên, với rượu vang nguyên chất thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên uống thường xuyên với một lượng ít, vừa phải, vì nó tác dụng giúp ổn định mỡ máu và bảo vệ hệ tim mạch.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, một chế độ dinh dưỡng hợp lý phải đảm bảo về chất lượng và số lượng. Người bệnh cần trang bị đầy đủ kiến thức các loại thực phẩm được đưa vào cơ thể trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày. Không được chủ quan trong ăn uống, vì thiết lập và duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là cách để kiểm soát lượng đường trong cơ thể, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.