Bà bầu ăn lựu tốt không?

Tác giả: Lê Thị Cẩm Hường

Bà bầu ăn lựu tốt không?

Với vị ngon đặc trưng, quả lựu được rất nhiều người yêu thích. Đặc biệt theo kinh nghiệm dân gian xưa, không ít bà bầu được khuyên rằng ăn lựu đẻ con có má lúm đồng tiền. Tuy nhiên bà bầu ăn lựu tốt không? Bởi không phải loại quả nào cũng tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Bà bầu ăn lựu tốt không?

1. Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào

Nếu đang mang thai trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, bạn nên cung cấp 2000 – 2200 calo. Bạn có thể uống lớn nước ép lựu cả ngày để giữ ẩm cho cơ thể. Nước ép lựu cung cấp nhiều calo và bổ sung đa dạng nguồn năng lượng từ các loại trái cây và rau củ khác để không bị thiếu hụt năng lượng.

2. Chống lại các dị tật bẩm sinh

Một cốc nước ép lựu có thể mang đến 60mg folate. Trong thai kỳ bạn cần tối thiểu là 400mg và ở mức thông thường là 600mg folate một ngày. Có đủ lượng folate cần thiết sẽ giúp bé an toàn, phòng ngừa các dị tật bẩm sinh khác nhau, đặc biệt có dị tật ống thần kinh.

Bà bầu ăn lựu tốt không?
Ăn lựu giúp thai nhi tránh nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh

3. Nâng cao hệ miễn dịch

Giống như quả ổi, trái cây họ cam, lựu cũng là một trong những nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Khi thai nhi đang ngày một lớn lên trong bụng, cơ thể bạn sẽ dồn hết sự quan tâm, tập trung vào quá trình hình thành này và sao lãng những nhiệm vụ khác. Khi đó, vitamin C đóng vai trò quan trọng để cải thiện bức tường hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.

Thực phẩm bổ sung vitamin C giúp tăng sức đề kháng

Vitamin C là một trong những loại vitamin quan trọng cũng như cần thiết cho cơ thể của con người. Vitamin C không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, cho bạn khỏe mạnh hơn mà còn có vô vàn các công dụng khác nữa cho sức khỏe. Không chỉ…

4. Ngăn chặn hiện tượng chuột rút

Khoảng 237ml nước ép lựu mỗi ngày sẽ cung cấp 538mg kali, một chất dinh dưỡng quan trọng trong thai kỳ. Bạn cần 4700 miligram kali trong thai kỳ để ngăn chặn hiện tượng chuột rút ở chân và giảm cơn đau bụng khi có thai. Kali khuyến khích các hoạt động ở cơ bắp và dây thần kinh.

5. Phòng ngừa thiếu máu, sinh non

Bà bầu ăn lựu tốt không? Theo các bác sĩ đây là một loại quả cực kỳ tốt cho phụ nữ mang thai. Không cung cấp đủ sắt cho cơ thể có thể khiến bạn mắc bệnh thiếu sắt. Nếu bạn bị thiếu sắt bạn phải đối diện với nguy cơ thiếu máu, sinh non và bé được sinh ra sẽ bị thiếu cân. Hãy giữ lượng sắt ổn định để cơ thể khỏe mạnh. Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn một vài loại thuốc bổ sung sắt nhưng cách tuyệt vời và lành mạnh nhất là ăn lựu mỗi ngày. Không chỉ ăn mỗi lựu mà bạn cần ăn nhiều loại trái cây khác để tạo ra nguồn cung cấp sắt đa dạng cho cơ thể.

6. Cung cấp lượng chất chống oxy hóa dồi dào

Nước ép lựu giàu chất chống oxy hóa, có nhiều lợi ích và đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe bạn. Chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ chấn thương nhau thai và giảm tổn thương não của thai nhi. Một nhóm các chất chống oxy hóa được gọi là polyphenol giúp làm giảm tổn thương não do thiếu oxy trong quá trình mẹ lao động.

Cách để bà bầu bổ sung lựu vào thực đơn hàng ngày

– Cắt trái lựu làm đôi, tách hạt ra khỏi vỏ, dùng muỗng lớn ép hạt lựu ra nước. Phần nước ép này mẹ bầu có thể ăn kèm sữa chua, hoặc uống kèm các loại sinh tố khác.

Bà bầu ăn lựu tốt không?
Thời gian tốt nhất để mua lựu là vào khoảng tháng Tư đến tháng Tám

– Rắc hạt lựu lên salad để món khai vị hoặc tráng miệng của bạn thêm dưỡng chất.

– Nước ép lựu còn được sử dụng để trộn chung với nước sốt nướng thịt cũng rất ngon.

Thực phẩm an thai trong 3 tháng đầu thai kỳ

Đa phần các ca sảy thai đều xảy ra trong 3 tháng đầu. Vì vậy, chị em nào đang trong giai đoạn này nên tìm hiểu và lựa chọn những thực phẩm an thai, bổ sung dưỡng chất cần thiết để thai nhi khỏe mạnh trong bụng mẹ.  Vì sao…

Như vậy chúng ta đã cùng nhau giải đáp được thắc mắc bà bầu ăn lựu tốt không? Tuy nhiên về chuyện ăn lựu khi mang thai sẽ sinh con có má lúm đồng tiền thì chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh, đó vẫn là quan niệm dân gian. Người Ai Cập cổ đại đã sử dụng quả lựu như một biểu tượng của khả năng sinh sản và cho đến nay các bác sĩ vẫn xem đây là loại quả bổ dưỡng cho thai kỳ.

Theo Dinhduong.online tổng hợp