Bà bầu ăn tôm thường xuyên trong thai kỳ giúp bổ sung canxi và sắt, ngăn ngừa chứng thiếu máu, giúp hệ xương của bé chắc khỏe và nhiều công dụng tuyệt vời khác nữa. Tuy nhiên trong chế độ dinh dưỡng thai kỳ, chúng ta cần biết ăn tôm như thế nào cho đúng cách?
Giá trị dinh dưỡng của tôm với mẹ bầu và thai nhi
1. Cung cấp canxi cho hệ xương và răng của bé chắc khỏe
Để hệ xương và răng của bé yêu sau này được chắc khỏe, mẹ bầu cần lưu ý bổ sung thêm hai khoáng chất cần thiết có tác dụng quan trọng trọng trong việc xây dựng, phát triển hệ xương và răng, đó là canxi và phốt pho. Và tôm cũng là một trong những thực phẩm rất giàu hai khoáng chất cần thiết này. Vậy nên mẹ bầu nhớ ăn tôm đều đặn để bổ sung những dưỡng chất cần thiết tốt cho bé yêu nhé.
Nguồn dinh dưỡng trong tôm mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe chúng ta? Tại sao trong các loại hải sản, tôm vẫn luôn là món ăn yêu thích của rất nhiều người? Lưu ý khi ăn hải sản: Bật mí những điều chưa biết? Ăn gì bổ sung…
2. Phòng ngừa thiếu máu
Khi mang thai lượng máu cần thiết cho cơ thể cũng tăng lên theo từng thời kỳ. Chính vì vậy mẹ bầu cần phải bổ sung thêm vitamin B12 – dưỡng chất hỗ trợ sản xuất của các tế bào hồng cầu để cung cấp đủ lượng máu để cơ thể khỏe mạnh và bé yêu phát triển toàn diện.
Tôm là một thực phẩm giàu vitamin B12, nếu mẹ bầu thường xuyên ăn tôm sẽ phòng tránh được chứng thiếu máu rất phổ biến ở phụ nữ mang thai đấy.
3. Cải thiện chứng mệt mỏi, trầm cảm
Người ta thường nói, khi mang thai người phụ nữ thường trở nên khó tính hơn. Cái khó tính ở đây thực chất là cảm giác mệt mỏi, buồn chán và trầm cảm rất phổ biến mà các bà bầu và bà mẹ vừa sinh thường gặp phải.
Trong khẩu phần ăn uống hàng ngày của mẹ bầu nếu lựa chọn tôm sẽ giúp sảng khoái hơn, phấn chấn hơn đấy, bởi trong tôm có chứa rất nhiều omega – 3, chất có tác dụng chống lại cảm giác mệt mỏi, buồn chán và trầm cảm.
4. Hỗ trợ da, móng, tóc chắc khỏe
Khi mang thai, những thay đổi bởi hormone thai kỳ luôn khiến chị em lo lắng và thiếu tự tin bởi nó ảnh hưởng trực tiếp lên làn da, mái tóc và móng tay của mẹ bầu. Lúc này chị em nên nhớ rằng dầu gội, kem ủ tóc, kem dưỡng da đắt tiền… sẽ là vô ích nếu các mẹ không cung cấp đầy đủ protein cho cơ thể. Protein là một thành phần quan trọng của các mô sống, giúp thai nhi hình thành và phát triển khỏe mạnh. Và tôm chính là nguồn cung cấp tuyệt vời cho khoáng chất này.
Những lưu ý khi bà bầu ăn tôm
1. Không ăn tái sống
Nếu tôm nói riêng và các loại hải sản khác nói chung mà bạn không nấu chín kỹ khi ăn thì rất dễ mắc bệnh giun sán.
2. Vỏ tôm không hề giàu canxi
Không ít người cho rằng, vỏ tôm cứng nên chứa nhiều canxi nhất, vì vậy, khi ăn họ thường cố gắng ăn cả vỏ. Tuy nhiên, thực tế thì vỏ tôm không hề giàu canxi như vậy. Nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng.
Nếu ăn phải vỏ tôm sẽ bài tiết ra ngoài. Vỏ tôm chỉ là chất kittin, caasi tạo nên vỏ của các loại giáp xác chứ không chứa nhiều canxi.
Vì vậy, nếu chế biến đồ ăn cho trẻ con, bạn đừng cố bắt trẻ ăn vỏ tôm vì có thể gây hóc.
Canxi là nguồn dưỡng chất không thể thiếu đối với mẹ bầu ngay từ những ngày đầu mang thai. Cung cấp đủ lượng canxi sẽ giúp đảm bảo xương thai nhi được phát triển tốt nhất đồng thời người mẹ cũng ngăn ngừa nguy cơ bị chuột rút hay loãng…
3. Tôm không kết hợp với vitamin C
Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giầu vitamin C hoặc ăn các loại quả giầu vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì tôm chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5 (chất này không gây độc cho cơ thể).
Nhưng khi ta ăn các loại thực phẩm này mà uống vitamin C hoặc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua, nho, mướp đắng, rau ngót.. sẽ làm cho asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) là chất rất độc có thể gây chết người.
Như vậy bà bầu ăn tôm trong thai kỳ vô cùng tốt, tuy nhiên cần nắm rõ một số lưu ý khi lựa chọn thực phẩm này để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
Theo Dinhduong.online tổng hợp