Các giai đoạn phát triển của thai nhi theo tuần mẹ bầu cần biết

Tác giả: Lê Thị Cẩm Hường

Các giai đoạn phát triển của thai nhi theo tuần

Các thai phụ, đặc biệt là chị em mới “lên chức” lần đầu cần theo dõi các giai đoạn phát triển của thai nhi theo tuần để hiểu hơn về cuộc sống của con từ khi còn trong bụng mẹ. 

Tuần thứ 1

Tuần đầu tiên của thai kỳ còn nằm trong chu kỳ kinh nguyệt. Hầu hết các chị em đều không biết mình đang mang thai cho đến khi vắng kinh và dùng que thử thai hiện “hai vạch”. Lúc này, thai nhi chỉ là một cụm tế bào và nhỏ bằng đầu pin. Qua từng ngày, nó sẽ nhân lên và phân chia nhanh chóng.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi theo tuần
Ngay sau khi trứng được thụ tinh, một sự sống mới hình thành

Tuần thứ 2

Trứng thụ tinh sẽ thực hiện quá trình nhân đôi vào tuần lễ thứ hai. Hợp tử bắt đầu phân chia làm 2, làm 4, làm 8 và cứ nhân đôi liên tục khi di chuyển từ vòi trứng đến tử cung. Khi đến tử cung, số lượng tế bào lúc này là 32, gọi là noãn bào.

Tuần thứ 3

Các mẹ hãy nghĩ đây là thời điểm để xây nhà cho bé yêu ở trong bụng. Nhau thai hình thành 2 lớp nội bì và biểu bì, các tế bào của nhau thai bắt đầu tạo đường nối vào niêm mạc tử cung. Mục đích của việc này là để tạo đường dẫn cho máu mang oxy và cung cấp dinh dưỡng cho bé. Lúc này, bé chỉ là một phôi thai nhỏ và bắt đầu phát triển tất cả các cơ quan, bộ phận cơ thể.

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu nên được xây dựng đúng cách nhằm đảm bảo tăng 0,9 kg tới 2,3 kg là hợp lý. Trong thời kỳ này, bà bầu không cần ăn nhiều nhưng phải ăn đủ chất bởi thai nhi đang trong giai đoạn bắt…

Tuần thứ 4

Phôi thai đang tăng trưởng mạnh với 3 lớp: ngoại bì, trung bì, nội bì. Nó có kích thước như một hạt mè hoặc như một con nòng nọc nhỏ.

– Ở lớp ngoại bì hình thành nên não bộ, tủy sống, dây thần kinh, xương sống, da, tóc, móng, mồ hôi, men răng của bé.

– Lớp trung bì ở giữa hình thành nên tim và hệ tuần hoàn. Quả tim bắt đầu phân chia ngăn, bơm máu và đập những nhịp đầu tiên. Ngoài ra, ở tầng này cơ thể bé cũng xuất hiện sụn, xương, cơ bắp và mô dưới da.

– Lớp nội bì là nhà của phổi, ruột, tuyến giáp gan, tuyến tụy và hệ thống tiết niệu thô sơ.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi theo tuần
Nằm sâu trong tử cung, phôi thai đang tăng trưởng mãnh liệt

Tuần thứ 5

Đến thời điểm này, các mẹ hãy vui mừng đi nhé vì thai nhi đã có kích thước bằng một hạt đậu nhỏ rồi đấy! Quan trọng là các bộ phận mắt, mũi, miệng và tai bắt đầu hình thành. Các bác sĩ có thể đo được trong tuần này nhịp tim bé đập từ 100 – 160 lần/phút. Con số này gần gấp đôi nhịp tim người lớn. Điều này chứng tỏ máu đang lưu thông dễ dàng khắp cơ thể bé.

Tuần thứ 6

Các túi mắt dần phát triển thành mắt, ống thần kinh dọc theo lưng đóng kín, phần đầu của hệ hô hấp và bộ máy tiêu hóa được hình thành. Bạn có tò mò muốn biết “bé yêu” bây giờ dài bao nhiêu không? Theo ước tính, tổng chiều dài của bé vỏn vẹn 2 – 4 mm.

Hoa quả dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ: nên và tránh ăn gì?

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất vì thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển những bộ phận cơ thể cần thiết. Vì vậy chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi cũng như sức khỏe của…

Tuần thứ 7

Đến bây giờ, thai nhi cân nặng khoảng 0.8g và dài khoảng 13mm. Cơ thể bé hình thành dây rốn để bắt đầu quá trình thu nhận dưỡng chất và thải những chất bẩn ra ngoài môi trường túi ối. Đồng thời, các chồi tay tách rõ hai phần rõ rệt vai và cánh tay.

Tuần thứ 8

Kích thước lúc này của bé dài khoảng 2.5 cm, chỉ nặng vài gam và có hình dang như quả nho Mỹ. Tim của bé chính thức phân thành 4 ngăn và hình thành các van tim. Đến lúc này phôi thai đã hoàn toàn biến mất. Đặc biệt vào tuần thứ 8 thai kỳ, cơ quan sinh dục bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa thể phân biệt được giới tính tại thời điểm này.

Tuần thứ 9

Một điều thú vị vào tuần thứ 9, trên ngực của bé xuất hiện núm vú, cơ quan sinh dục tiếp tục phát triển. Nếu như trước đây, bé nằm như hình chữ C thì giờ đã thẳng hơn một chút. Bạn có thể thấy bé có bắt đầu có nét giống người bình thường, núm vú xuất hiện trên ngực và hai tai đã nằm đúng chổ trên cơ thể.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi theo tuần
Tính từ đỉnh đầu đến mông, bé dài khoảng 3cm trong tuần thứ 9

Tuần thứ 10

Điều đặc biệt cần chú ý là não bộ của bé trong tuần này phát triển rất nhanh. Các chuyên gia ước tính có khoảng 250.000 tế bào thần kinh mới được sinh ra mỗi phút. Trong tuần thai này, bé dài khoảng 4cm. Mầm răng trong miệng bắt đầu hình thành dưới nướu. Đồng thời một số xương của bé dần cứng cáp hơn.

Tuần thứ 11

Chiều dài của bé dài khoảng 5cm tính từ đầu đến chóp mông, trọng lượng khoảng 15g. Đầu của bé đến thời điểm này vẫn rất to so với cơ thể, chiếm 1/2 chiều dài thân mình của bé. Những ngón tay đã biết xòe ra và nắm lại, ngón chân co lại. Cơ mắt đang nhắm chặt, miệng của bé có những động tác như đang mút.

Các cơ quan nội tạng như: thận bắt đầu bài tiết nước tiểu vào bàng quang, ruột được sắp xếp lại một cách trật tự trong khoang bụng. Các khớp thần kinh cũng được hình thành trong não. Đến cuối tuần này, chúng ta có thể nhìn thấy được cơ quan sinh dục ngoài của bé.

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn thoải mái nhất của người mẹ khi cơn thai nghén đã qua. Tuy nhiên đây cũng là thời gian bé hoàn thiện nhanh nhất. Vì vậy chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ…

Tuần thứ 12

Từ tuần 11 đến tuần 12 thai kỳ, thai nhi có sự tăng trưởng vượt bậc. Đến tuần này, bé bắt đầu dài khoảng 5.3 cm tính từ đầu đến mông, nặng khoảng 28g. Các mẹ có thể vui mừng hơn vì bé bắt đầu hình thành nên những phản xạ. Hãy thử gõ nhẹ vào bụng, bé sẽ phản ứng ngay bằng cách vặn vẹo thân mình, ngón chân có thể cong vểnh ra. Tuy nhiên theo các chuyên gia thời điểm này vẫn còn khá sớm để các mẹ cảm nhận những cử động thai này.

Tuần thứ 13

Ở tuần thứ 13, chiều dài của bé đạt 9cm, nặng khoảng 43g. Qua hình ảnh siêu âm, mẹ có thể thây “thiên thần” của mình như một quả táo. Đôi khi chúng ta có thể bắt gặp bé đang mút ngón cái, một số biểu hiện còn thể hiện qua nét mặt.

Mỗi cơ quan trên cơ thể của bé đang thực hiện đúng chức năng của mình: gan bắt đầu tạo ra mật, lá lách tham gia sản xuất các tế bào máu đỏ, lông tơ phủ khắp cơ thể, thận lọc nước tiểu và thải ra nước ối xung quanh.

Tuần thứ 14

Tuần này, mỗi khi có ánh sáng mạnh chiếu xuyên qua thành bụng, các cơ kiểm soát mắt của bé bắt đầu làm việc. Để đảm bảo nước ối liên tục được xử lý ra và vào, các chuyển động thở và nuốt vẫn tiếp tục thực hành. Một số bé có thể phát hiện ra dây rốn và nắm lấy nó.

Tuần thứ 15

Vì làn da của bé vẫn còn mờ mờ nên qua hình ảnh siêu âm, chúng ta có thể nhìn thấy những mạch máu bên trong. Đến thời điểm này, các ông bố bà mẹ sẽ thỏa nỗi mong chờ và hồi hộp không biết con của mình là trai hay gái. Qua màn hình siêu âm, chúng ta có thể xác định rõ giới tính của bé.

– Nếu là bé trai, vị trí của 2 tinh hoàn nằm ở vị trí cao phía trên bụng.

– Nếu là bé gái, buồng trứng xuất hiện với khoảng 3 triệu trứng trong buồng trứng.

Tuần lễ thứ 16

Cân nặng của “cục cưng” nhà bạn lúc này đạt khoảng 80g, chiều dài khoảng 116 mm. Thai nhi đã biết giữ cho đầu mình luôn thẳng đứng. Cơ mặt bắt đầu biểu hiện rõ nét hơn, nheo mắt hoặc cau mày lại. Canxi tiếp tục được cung cấp cho xương để phát triển.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi theo tuần
Chân của bé phát triển hơn, phần đầu ngẩng lên hơn so với thời gian trước

Tuần lễ thứ 17

Đến tuần thai này, bạn đừng lo sợ bé sẽ bị lạnh sau khi sinh ra nhé! Bởi lớp mỡ đang được hình thành và tích lũy để giữ ấm cho bé. Chiều dài thai nhi đo được trong tuần khoảng 12cm, nặng khoảng 100g.

Nhau thai với độ dày 1cm tiếp tục nuôi dưỡng bé bằng cách cung cấp những dưỡng chất và oxy, đồng thời loại bỏ các chất thải từ bé.

Tuần thứ 18

Bé đã bắt đầu tiến hành gập chân và tay rồi các mẹ nhé! Từ bây giờ đến sắp tới, mẹ bầu sẽ cảm nhận những chuyển động này rõ hơn. Tay chân của bé cân đối hơn, tóc trên da đầu bắt đầu mọc, thận tiếp tục lọc nước tiểu. Điều đáng vui mừng là bé có thể nghe được giọng nói của mẹ. Vì vậy các mẹ hãy nói chuyện hoặc thường xuyên tâm sự, kể chuyện bé nghe!

Tuần thứ 19

Hình dáng thai nhi lúc này như một trái xoài, dài khoảng 16.5 – 25.5 cm, nặng chừng 300g. Bé nuốt nhiều nước ối hơn để thu nhận chất dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, thời điểm này bé thải phân su màu đen tích tụ trong ruột của bé hoặc trong bụng mẹ.

Tuần thứ 20

Những phản xạ tiếp tục hình thành và phát triển: bé nắm chặt dây rốn, ngậm ngón tay cái và kể cả nấc cục. Làn da đã có lớp mỡ xuất hiện ở lớp dưới nên không còn trong suốt như thời gian trước nữa.

Có chút thay đổi về bộ phận sinh dục: Nếu là bé trai, tinh hoàn di chuyển từ bụng xuống bìu. Đối với bé gái, tử cung và âm đạo được định vị đúng và tiếp tục phát triển.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ sẽ sớm cảm nhận được những chuyển động nhẹ từ con

Tuần thứ 21

Kích thước của bé lúc này đạt khoảng 28cm, nặng 450g, hình dáng gần như trẻ sơ sinh. Tuyến tụy trong bụng bé đang phát triển đều đặn để tạo một số nội tiết tố quan trọng. Lông tơ tiếp tục phủ kín cơ thể, những chi tiết trên gương mặt (mí mắt, lông mày, môi) dần rõ nét hơn.

Tuần thứ 22

Đây là tuần thai ưu tiên cho sự phát triển của các giác quan của bé. Lưỡi hình thành trên bề mặt những gai vị giác. Não tiếp tục hoàn thiện để cảm nhận những va chạm tiếp xúc. Cảm xúc thông qua nét mặt biểu hiển rõ hơn: bé nheo mắt, cau mày hoặc mút ngón tay cái.

Tuần thứ 23

Thai nhi nặng khoảng 450g, trường hợp chuyển dạ và sinh non bé thường có cân nặng chưa đến 450g. Khi ra môi trường bên ngoài nếu có sự chăm sóc y tế đặc biệt, bé vẫn có thể sống sót nhưng sẽ mắc một số khiếm khuyết.

Qua hình ảnh siêu âm có thể các mẹ sẽ thắc mắc vì sao đến thời điểm này da của bé vẫn còn trông rất nhăn nheo. Bởi da được sản sinh nhanh hơn lượng mỡ đệm dưới da.

Tuần thứ 24

Trong ngày, hầu hết thời gian của bé dành cho việc co người lại, gấp cả chân ép vào mông. Thỉnh thoảng bé có thể duỗi chân tay nhưng rất ít.

Tuần thai thứ 24, bé bắt đầu học cách thực hành những chuyển động mắt: nhắm mắt, chớp mắt và luyện tập tập trung điểm nhìn. Cơ thể mẹ sẽ cảm giác rất rõ những cú đạp hay những lần duỗi người trong bụng.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi theo tuần
Từ đầu đến gót chân, bé dài khoảng 34cm trong tuần thai 24

Tuần thứ 25

Chiều dài bé đạt 35cm từ đầu đến gót chân và nặng khoảng 750g. Tuần này, mạng lưới các dây thần kinh trong tai của bé nhạy cảm hơn. Hãy luyện tập kỹ năng nghe của thai nhi bằng cách kể chuyện, nghe nhạc, nói chuyện, tâm sự.

Tuần thứ 26

Đến tuần thai thứ 26, “cửa sổ tâm hồn” của bé đã mở ra. Qua siêu âm, bạn có thể thấy rõ màu mắt và những sợi lông mi nhỏ trên đôi mắt của bé. Về cân nặng, bé vẫn tiếp tục tăng đều, nặng khoảng 820g.

Bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

Bà bầu nên ăn gì vào 3 tháng cuối của thai kỳ? Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối cần lưu ý vấn đề gì? Đừng bỏ qua bài viết này nhé! Bà bầu cần bổ sung canxi thế nào? Chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Tuần thứ 27

Thị lực của thai nhi ngày càng phát triển, thông qua thành tử cung bé có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ. Trong bộ não, hàng tỷ tế bào thần kinh vẫn tiếp tục hình thành và tăng trưởng. Tuần thai thứ 27, bé dài khoảng 37cm từ đỉnh đầu đến gót chân, nặng khoảng 1kg.

Tuần thứ 28

Đến tuần lễ này, da của bé trông đỡ nhăn nheo hơn trước bởi lớp mỡ đang tích cực tích tụ dưới da. Hệ thần kinh và não bộ của thai nhi dần được hoàn chỉnh. Các chuyên gia cho rằng sự liên kết tình cảm giữa người mẹ và đứa con trong bụng rất quan trọng. Bé cảm nhận được tình yêu thương của bạn dành cho bé thông qua các hoạt động như nói chuyện, xoa bụng, ca hát…

Tuần thứ 29

Một bó súp lơ lớn chính là hình tượng bây giờ của bé đang trong bụng của mẹ bầu. Bao quanh một thai nhi nặng khoảng 1.4kg là 0.8 lít nước ối. Bé ngày càng lớn lên, chiếm nhiều diện tích hơn trong tử cung đồng nghĩa với việc khối nước ối sẽ giảm đi. Thị lực của bé lúc này chỉ đạt 1/20 thị lực khi sinh ra, tức chỉ nhìn thấy những thứ ở khoảng cách 10cm trở lại.

Tuần thứ 30

Bé bắt đầu cử động liên tục cơ hoành để diễn tập các động tác thở một cách nhịp nhàng, chuẩn bị cho việc hô hấp sau này. Tình trạng nấc cục có thể xảy ra khi bé vô tình hít phải nước ối. Lúc này bé nặng 1.4kg và dài khoảng 27cm.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi theo tuần
Trong tuần thai 30, bé có thể ngọ nguậy, đạp và lộn nhào nhiều hơn

Thai nhi tuần 31

Giả sử bé ra đời vào tuần thứ 31, bé vẫn có thể sống được do phổi của bé đến thời điểm này đã hoàn thiện. Tuy nhiên bé vẫn cần phải có thiết bị hỗ trợ thở khi tồn tại ở môi trường bên ngoài. Hiện bào thai có chừng 1 lít nước ối và đạt khối lượng lớn nhất từ trước đến nay. Nếu thận của bé sản xuất khoảng 500ml nước tiểu hàng ngày, thận được xem là hoạt động bình thường.

Thai nhi tuần 32

Khung xương cứng cáp hơn, da không còn nhăn nheo nữa – đó là những thay đổi của thai nhi trong tuần này. Bé cưng của bạn nặng khoảng 1.8kg, dài hơn 43 cm, hình dáng như một trái bí đao. Xương trên hộp sọ của bé vẫn chưa khít hẳn cho đến khi sinh ra và lớn lên.

Thai nhi tuần 33

Cân nặng của bé đạt 2.15g với chiều dài gần 46cm. Khi siêu âm bạn sẽ thấy bé trở nên tròn trĩnh hơn bởi lớp mỡ dưới da dày hơn, da của bé căng mịn hơn. Hệ thần kinh và hô hấp của bé đang trưởng thành và hoàn thiện dần. Do đó từ tuần này trở đi nếu chẳng may có sinh sớm mẹ cũng đừng quá lo lắng vì bé vẫn có thể khỏe mạnh ở môi trường bên ngoài.

Thai nhi tuần 34

Cân nặng của bé tuần thai này đạt 2.25kg, dài khoảng 32cm. Xương của bé đang phát triển tốt, tuy nhiên mẹ bầu cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa hàm lượng canxi dồi dào kẻo tránh tình trạng thiếu canxi. Bởi trong suốt quá trình mang thai, bé sẽ lấy hết canxi từ cơ thể mẹ để hỗ trợ sự phát triển xương.

Tuần lễ thứ 35

Từ thời điểm này cho đến khi chào đời, bé tăng cân rất nhanh, khoảng 0.5kg/tuần. Nếu là con đầu lòng, bé sẽ quay đầu trong tuần thai 35. Nếu là con thứ thì thời điểm xoay ngôi có thể sang tuần 36 hoặc 37. Tử cung bắt đầu chật chội, bé không còn đủ không gian để cử động nữa. Tuy nhiên mỗi lần cử động với cường độ rất mạnh, khiến mẹ bầu cảm thấy đau. Những trường hợp như vậy, hãy xoa bụng và vỗ về nhẹ nhàng, nói chuyện để bé hiểu.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi theo tuần
Bé bắt đầu xoay đầu từ tuần tuổi 35 để chuẩn bị chào đời

Tuần thai thứ 36

Thai ở 36 tuần tuổi nặng khoảng 2.8 kg, dài khoảng 48 cm. Những lọn tóc của bé dài từ 1.5 – 4cm, đôi khi khiến mẹ cảm thấy ngứa râm ran ở bụng, nhất là mỗi lúc bé cử động. Mọi cơ quan và nội tạng của bé đã hoàn thiện và sẵn sàng chờ ngày chào đời.

Tuần thai thứ 37

Bé đang nắm tay rất chặt, các ngón tay khít vào nhau. Đặc biệt khả năng phản xạ rất nhanh, nếu có bất kỳ luồng sáng nào chiếu vào bụng người mẹ, bé sẽ quay mặt đi hướng khác ngay. Cân nặng lúc này đạt 3kg, chiều dài 50cm.

Tuần thai thứ 38

Các chất thải đang ngày càng tích lũy trong ruột bé nhiều hơn. Tất cả chờ đến ngay bé chào đời và đi tiêu lần đầu tiên thải ra thành phân su. Cơ quan sinh dục phát triển hoàn chỉnh: tinh hoàn tuột xuống bìu dái (đối với bé trai), môi âm hộ hoàn thiện (đối với bé gái).

Tuần thai thứ 39

Do cân nặng lúc này hơn 3kg nên cơ thể bé đã chiếm hết khoảng trống trong tử cung. Vì vậy mà dây rốn sẽ búi lại thành cục hoặc quấn theo vòng quanh người bé. Các bác sĩ có thể ước lượng được dây rốn lúc này dài khoảng 50cm với độ dày 1.3cm.

Tuần thai thứ 40

Một số bé phát triển nhanh có thể đạt cân nặng đến 3.6 kg. Đây là thời điểm lý tưởng bé có thể chào đời. Vì sự an toàn của bé, một số bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu “kích sinh” trong trường hợp bé chưa muốn ra đời. Hãy nhớ rằng thai quá tuần rất dễ gia tăng tổn thương, tăng khả năng nhiễm trùng tử cung đấy nhé!

các giai đoạn phát triển của thai nhi theo tuần
Chúc mẹ tròn con vuông sau tuần 40 nhé!

Trên đây là tất cả các giai đoạn phát triển của thai nhi theo tuần các mẹ bầu có thể tìm hiểu. Mỗi tuần trôi qua của thai kỳ mặc dù người mẹ sẽ thấy nặng nề hơn, cái đau nhói đến từ những cú đạp yêu thương cứ tăng dần, nhưng đó là dấu hiệu đánh dấu sự cứng cáp và khỏe mạnh của con. Hãy quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, sẵn sàng cho cuộc “vượt cạn” thành công sắp tới.

Theo Dinhduong.online tổng hợp