Khám phá giá trị dinh dưỡng trong tôm

Tác giả: admin

Nguồn dinh dưỡng trong tôm mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe chúng ta? Tại sao trong các loại hải sản, tôm vẫn luôn là món ăn yêu thích của rất nhiều người?

Bài viết sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc trên một cách thỏa đáng nhất. Các món ăn từ tôm bao giờ cũng hấp dẫn. Từ nguyên liệu chính từ tôm, người ta có thể chế biến ra vô số các món ăn hấp dẫn, từ bình dân đến cao cấp. Chính vì vậy, loại hải sản này đã không còn xa lạ gì với chúng ta nữa. Sau đây là những lợi ích từ nguồn dinh dưỡng trong tôm mang lại cho con người.

kham-pha-gia-tri-dinh-duong-trong-tom-1
Các món ăn từ tôm bao giờ cũng hấp dẫn và ngon miệng

Giá trị dinh dưỡng trong tôm

1. Cung cấp protein dồi dào

Thật khó có thể tìm được thực phẩm nào chứa ít calo nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như tôm. Trước hết phải kể đến nguồn protetin gần như tinh khiết có trong tôm. Theo phân tích, trong 100g nguồn dinh dưỡng trong tôm tươi có đến 18,4g protein. Cùng với trứng, thịt, cá thì tôm cũng là nguồn cung cấp đạm quan trọng trong khẩu phần ăn của người Việt.

2. Bổ sung vitamin B12

Vitamin B12 (Cobalamin) là loại vitamin phức tạp nhất tham gia vào quá trình sinh hóa và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể con người. Vitamin B12 giữ vai trò quan trọng trong tổng hợp nucleotic, protein, biến dưỡng carbohydrat và chất béo. Nếu cơ thể thiếu hụt loại vitamin này có thể dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt, cơ bắp trở nên yếu ớt. Trường hợp nặng hơn là bị tổn hại thần kinh, dễ mắc các bệnh thiếu máu và mất trí.

Tôm được xem là một trong những thực phẩm tuyệt vời nhất khi cơ thể cần bổ sung vitamin B12. Theo phân tích, cứ trong 100g tôm chứa 11.5μg vitamin B12. Trong các loại tôm, tôm hùm đất giàu lượng vitamin B12 nhất.

3. Bổ sung chất sắt

Sắt là thành phần dinh dưỡng thiết yếu cần có cho tất cả các cơ quan và mô trong cơ thể. Nếu thiếu sắt, cơ thể dễ gặp tình trạng thiếu máu, mệt lả và khó thở. Để giải quyết những vấn đề sức khỏe đó, hấp thu dinh dưỡng trong tôm là cách tốt nhất. Vì tôm là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất sắt nhất.

4. Chứa dồi dào lượng selen – ngừa ung thư

Cứ 100g tôm cung cấp hơn 1/3 lượng selen cần thiết hàng ngày. Các bác sĩ khuyên chúng ta nên thường xuyên ăn tôm để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Bởi dưỡng chất selen có trong tôm được xem như một “anh hùng” chuyên loại bỏ và thải trừ các kim loại nặng ra khỏi cơ thể.

kham-pha-gia-tri-dinh-duong-trong-tom-2
Ăn tôm đúng cách giúp bảo vệ sức khỏe

5. Cung cấp canxi

Không có gì quá ngạc nhiên khi người ta thường chọn tôm trong bữa ăn hàng ngày để bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Vì cứ trong 100g tôm có đến 2000 mg canxi. Khoa học đã chứng minh canxi là yếu tố thiết yếu trong cấu tạo mô xương, góp phần hệ xương khỏe mạnh.

Có nhiều người cho rằng, vỏ tôm cứng nên chứa nhiều canxi. Tuy nhiên, nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng. Do đó nếu cố gắng ăn cả vỏ tôm, cơ thể cũng chỉ bài tiết ra ngoài. Chúng không hề giàu canxi như một số người đã nhầm tưởng.

6. Chứa nhiều omega – 3

Dinh dưỡng trong tôm chứa rất nhiều omega – 3, chất có tác dụng chống lại cảm giác mệt mỏi, buồn chán và trầm cảm. Ngoài ra các axit béo omega-3 còn giúp chống oxy hóa, đẩy lùi quá trình lão hóa.

Câu chuyện: Ăn nhiều tôm có làm tăng cholesterol trong máu?

Từng có thời gian người ta ngại ăn tôm vì sợ tăng hàm lượng cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể. Bởi trong một khẩu phần tôm trung bình chứa 189 mg cholesterol. Hàm lượng này chiếm 60% khuyến nghị về dung nạp cholesterol mỗi ngày. Như vậy thực hư thế nào?

Theo một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học cho rằng ăn tôm không làm tăng LDL. Bởi trong tôm không có chất béo chuyển hóa, ít chất béo bão hòa. Ngược lại, ăn tôm giúp làm tăng hàm lượng HDL (cholesterol tốt) trong máu ở mức an toàn.

Các nhà khoa học còn khẳng định tôm không làm tăng LDL mà chính phương pháp chế biến mới làm tăng LDL. Chúng ta thấy hầu hết những món ngon từ tôm đều là món chiên, sốt bơ, kem, nhiều muối…Nếu ăn quá nhiều chúng sẽ không hề tốt cho sức khỏe tim mạch. Vì vậy, đối với món tôm cách chế biến tốt nhất nên hấp, luộc, nướng hoặc nấu súp.

Những lưu ý khi ăn tôm

– Không chỉ riêng tôm, kể cả các loại hải sản khác không nên ăn tái vì rất dễ “rước” giun sán và ký sinh trùng vào người, thậm chí gây ngộ độc.

– Đừng cho trẻ con ăn cả vỏ tôm, nếu không trẻ rất dễ bị hóc.

– Phụ nữ sau sinh không nên ăn tôm nhiều có thể gây khó tiêu hóa, hình thành sẹo lồi.

– Nếu là người bị dị ứng tôm, tuyệt đối không nên ăn hoặc ăn với số lượng ít.

Khi bị ho không nên ăn tôm bởi hệ hô hấp đang rất nhạy cảm với mùi tanh của tôm, chỉ khiến bệnh tình càng lâu khỏi.

– Không kết hợp tôm cùng các rau, củ, quả giàu vitamin C. Vì khi vitamin C gặp các độc tố có sẵn trong tôm dẫn đến ngộ độc nghiêm trọng.

Mặc dù tôm là món ăn hải sản vừa ngon vừa bổ dưỡng. Thế nhưng chúng ta cần ăn với lượng vừa phải và đúng cách để nguồn dinh dưỡng trong tôm có thể phát huy hết giá trị và công dụng của nó.

Theo Dinhduong.online tổng hợp