Vì sao khi mang thai các chuyên gia thường khuyên chúng ta không được bỏ qua những thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu thiếu máu? Và các chị em có bao giờ thắc mắc rằng lý do gì khi đi khám thai, nhất là vào quý đầu, các bác sĩ thường yêu cầu chúng ta phải xét nghiệm máu? Tất cả là do tình trạng thiếu máu khi mang thai xảy ra ngày càng phổ biến. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống không hợp lý, đặc biệt là thiếu hụt chất sắt trầm trọng.
Xem nhanh
Thiếu máu thai kỳ – căn bệnh quen thuộc
Ngoài chế độ ăn thiếu chất sắt, các chuyên gia còn cho rằng món ăn năng lượng thấp cũng là “thủ phạm” khiến bà bầu bị thiếu máu. Thậm chí trên thực tế còn có một số mẹ bầu ăn kiêng khem do thai nghén hoặc tâm lý sợ thừa cân sau sinh.
Một trong những biểu hiện dễ nhận biết nhất của chứng thiếu máu trong thai kỳ là mệt mỏi. Tất nhiên một người phụ nữ khi trong mình đang mang một sinh linh bé nhỏ thì phải mệt mỏi hơn những phụ nữ khác. Tuy nhiên, sự mệt mỏi khi thiếu máu thể hiện qua da dẻ xanh xao, cơ thể yếu ớt, thường xuyên choáng váng. Hầu hết các chị em còn cảm thấy bức bối, dễ nóng giận, thở dốc khi vận động nhẹ nhàng.
Vấn đề này nếu không được khắc phục kịp thời? Lâu ngày nguy cơ cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật hay băng huyết, nhiễm trùng, thậm chí là sảy thai khó tránh khỏi. Ngoài việc bổ sung viên sắt thì lựa chọn thực phẩm “đúng” là cách để chúng ta cải thiện tình hình thiếu máu.
Điểm danh 9 thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu thiếu máu bổ sung
1. Thịt bò
Chất sắt chính là thành phần quan trọng tổng hợp nên hemoglobin (huyết sắc tố). Chất này giữ vai trò vận chuyển oxy cho các tế bào. Do đó các trường hợp thiếu máu hầu như do thiếu sắt. Nếu muốn bổ sung hàm lượng sắt đầy đủ, các mẹ bầu đừng quên lựa chọn thịt bò. Người ta đã đong đếm trong một phần thịt bò trung bình có chứa đến 2,5-3mg sắt. Hàm lượng này tương đương 20% nhu cầu sắt cần thiết. Phần nạc của thịt bò chứa nhiều sắt hơn. Do đó khi chế biến nên bỏ qua phần gân và mỡ.
2. Lòng đỏ trứng gà
Ngoài thịt bò, trứng gà được xem là thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu thiếu máu cần nhất. Đặc biệt là lòng đỏ trứng – nơi tập trung nhiều chất dinh dưỡng nhất. Có thể kể đến như protein, chất sắt, canxi, photpho và cả những vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, K), vitamin tan trong nước (B1, B6). Tất cả chúng đều rất tốt cho bà bầu.
3. Bí ngô
Theo nhiều nghiên cứu gần đây, kẽm được phát hiện là thành phần ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của hồng cầu. Có một loại thực phẩm tập hợp đầy đủ cả kẽm và sắt. Đó chính là quả bí ngô. Như vậy không lý do gì mà các bà bầu không chế biến các món từ bí ngô để phòng ngừa bệnh thiếu máu.
4. Chuối
Trong một quả chuối bình thường có chứa 0.3 mg sắt. Ăn chuối thường xuyên chẳng những giúp các chị em ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ mà còn hỗ trợ tiêu hóa, giảm chứng táo bón hiệu quả.
5. Nho
Từ lâu quả nho được biết đến với công dụng bổ khí và tăng cường thể lực. Trong số các loại trái cây tráng miệng lành mạnh cho phụ nữ mang thai, nho luôn được đề cử hàng đầu. Nho chứa nhiều đường glucose, các vitamin, khoáng chất (đặc biệt là chất sắt và photpho).
6. Các loại hạt
Bổ sung các loại hạt sấy khô vào bữa ăn phụ chính là thói quen dinh dưỡng đáng được khuyến khích ở các bà bầu. Thay vì ăn vặt với những món ăn nhanh nhiều dầu mỡ, chúng ta nên tập “kết thân” với hạt bí, óc chó, hạt lanh hoặc hạnh nhân để bổ sung sắt cho cơ thể.
7. Súp lơ xanh
Súp lơ xanh (bông cải xanh) chứa đựng một lượng dinh dưỡng “khổng lồ”. Ngoài sắt, loại rau này còn mang đến cho bà bầu các vitamin A, C, canxi, crom…và cả protein.
8. Rau bina
3.2 mg sắt là hàm lượng có trong chỉ 1/2 bát rau bina. Ăn rau bina nấu chín là một lựa chọn tốt để phòng ngừa chứng mất máu cho mẹ bầu. Hơn nữa rau bina cũng dễ chế biến và dễ ăn ngon miệng.
9. Củ dền đỏ
Bạn có biết rằng chất oxy hóa có trong củ dền được xem là “anh hùng” giải tỏa mọi sự uể oải, mệt mỏi trong cơ thể. Vì vậy trong suốt thai kỳ, nhất là vào giai đoạn đầu, các chị em nên chế biến các món từ củ dền như canh, hầm, luộc hoặc làm nước ép dùng thường xuyên.
Như vậy chúng ta cần nhớ rằng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thiếu máu cần tập trung nhiều thực phẩm và món ăn chứa hàm lượng chất sắt cao. Đồng thời khi ăn, chúng ta không nên uống trà, cà phê hoặc sữa vì sẽ làm giảm khả năng cơ thể hấp thu sắt. Hy vọng bài viết thực sự hữu ích với bạn! Chúc các bà bầu luôn khỏe mạnh, con lớn nhanh!
Theo Dinhduong.online tổng hợp