Ăn khuya được nhận xét là một trong những thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe nhất, cũng như là nguyên nhân gây tăng cân không kiểm soát ở nhiều người. Có nhiều nguyên nhân gây ra thói quen ăn khuya như do ăn sớm, ăn ít gây đói, thèm ăn vặt, giờ giấc ăn uống không đều đặn… Khi ăn khuya xong, ta thường nghỉ ngơi ngay mà không vận động, dẫn đến các ảnh hưởng rối loạn tiêu hóa. Những tác hại của việc ăn khuya sau đây sẽ khiến bạn phải từ bỏ ngay thói quen này.
Xem nhanh
- 1. Tăng cân
- 2. Tăng huyết áp
- 3. Suy nhược thần kinh
- 4. Tiểu đường
- Chúng ta nên ăn gì ngừa bệnh tiểu đường từ sớm?Ăn gì ngừa bệnh tiểu đường là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc trong những năm gần đây khi tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở nước ta ngày càng tăng và số bệnh nhân ngày càng trẻ hóa. Giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường ăn gạo…
- 5. Viêm loét dạ dày, ung thư
- 6. Đột quỵ
- 7. Gây sỏi tiết niệu
- 8. Ung thư ruột kết
1. Tăng cân
Tăng cân chính là tác hại lớn nhất của việc ăn khuya, bởi do thói quen sau khi ăn ta thường nghỉ ngơi hoặc đi ngủ ngay mà không dành thời gian vận động, tiêu hóa phần thức ăn đã nạp. Khi ăn khuya, nồng độ của các axit amin, axit béo và đường trong máu tăng lên khi cơ thể nghỉ ngơi, từ đó insulin sẽ được thúc đẩy tăng lên, khiến chất béo tăng nhiều và tích tụ trong cơ thể.
2. Tăng huyết áp
Tác hại của ăn khuya còn gây ra nguy cơ tăng huyết áp do tình trạng ăn khuya và ngủ ngay, khiến khả năng thông máu trong cơ thể bị chậm lại, từ đó được gửi thẳng đến các thành mạch, gây ra triệu chứng xơ vữa động mạch. Ngoài ra lượng cholesterol khi ăn xong và sinh ra tích tụ lại trong lúc ngủ, gây gia tăng cholesterol trong máu làm huyết áp tăng cao hơn.
Thói quen ăn uống muộn không phù hợp không nên áp dụng cho người ở độ tuổi trung niên, người cao tuổi với những tác động đến sức khỏe.
Chế độ ăn cho người cao huyết áp vô cùng quan trọng, nếu như không có chế độ ăn uống phù hợp sẽ làm cho bệnh tình nặng hơn. Chính vì thế mà những người bị cao huyết áp cần phải có chế độ ăn uống nghiêm ngặt để bảo vệ sức…
3. Suy nhược thần kinh
Ăn khuya nhiều thường gây áp lực đến các cơ quan xung quanh hệ tiêu hóa như dạ dày, gan, ruột, túi mật, tuyến tụy… và không truyền đến các thông tin lên não, khiến các tế bào não hoạt động không ổn định. Biểu hiện này gây ra tình trạng mơ thấy ác mộng ở người, tình trạng kéo dài có thể dẫn đến mất ngủ, suy nhược thần kinh, gây ra các triệu chứng căng thẳng, lo âu, stress.
4. Tiểu đường
Nguy cơ tăng cân do ảnh hưởng còn dẫn đến tình trạng tiểu đường, đái tháo đường do giảm lượng insullin ở các thời điểm trước khi đi ngủ. Insullin còn có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, insullin không đủ gây tăng đường huyết từ đó gây ra triệu chứng đái tháo đường và tiểu đường.
Chúng ta nên ăn gì ngừa bệnh tiểu đường từ sớm?Ăn gì ngừa bệnh tiểu đường là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc trong những năm gần đây khi tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở nước ta ngày càng tăng và số bệnh nhân ngày càng trẻ hóa. Giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường ăn gạo…
Ăn gì ngừa bệnh tiểu đường là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc trong những năm gần đây khi tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở nước ta ngày càng tăng và số bệnh nhân ngày càng trẻ hóa. Giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường ăn gạo…
5. Viêm loét dạ dày, ung thư
Quá trinh tái tạo niêm mạc tế bào dạ dày mới thường diễn ra vào ban đêm, tuy vậy khi thường xuyên ăn đêm, hệ thống tiêu hóa phải làm việc liên tục khiến dạ dày không có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo tế bào mới. Khi đi ngủ, lượng thức ăn cũng chưa được tiêu hóa hết mà ở lại trong dạ dày, khiến lượng dịch dạ dày phải tiết nhiều vào ban đêm, kích thích niêm mạch, gây ra các tình trạng đau dạ dày, viêm loét, thủng dạ dày, lâu dần hình thành ung thư dạ dày nếu không được phát hiện sớm.
6. Đột quỵ
Ăn khuya quá nhiều, kết hợp với thói quen uống rượu bia lúc khuya muộn có thể gây viêm tụy cấp, kết hợp với những biểu hiện cao huyết áp có thể dẫn đến đột tử, nguy cơ tử vong cao.
7. Gây sỏi tiết niệu
Do lượng thức ăn hấp thu quá muộn, chưa tiêu hóa hết toàn bộ khiến canxi trong thức ăn không được chuyển hóa hoàn toàn qua đường ruột, cơ thể bắt buộc đưa lượng chất này đào thải qua hệ thống bài tiết là thận và bàng quang. Một số chất sẽ bám vào đường tiết niệu, lâu ngày gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu.
8. Ung thư ruột kết
Ăn đêm thường xuyên vào thời điểm cơ thể không thể tiêu hóa thức ăn tốt như ngày thường, gây ra tình trạng dư thừa thức ăn trong ruột và không hoàn toàn được làm sạch ở ngày hôm sau. Khi ngủ, lượng thức ăn này bám trong ruột sẽ gây ra những ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của ruột kết, gây ung thư ruột kết về sau.
Những tác hại của việc ăn khuya cho ta thấy thói quen tưởng chừng như không gây hại quá nhiều, lại chính là nguyên nhân tiềm ẩn của những căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong. Lập chế độ ăn uống khoa học hơn, chia đều bữa ăn để tránh tình trạng đói vào tối muộn, không ăn các thực phẩm nhiều đạm, dầu mỡ, chất béo ở thời gian này để ngăn chặn tình trạng tăng cân không kiểm soát hiệu quả.
Theo dinhduong.online tổng hợp