Vấn đề tăng cân cân khi mang thai của chị em phụ nữ cần phải có sự hợp lý theo từng giai đoạn thai kỳ. Nếu tăng cân quá mức hay tăng cân quá ít cũng đều gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là nguy cơ sinh non rất nguy hiểm. Chính vì vậy, chị em phụ nữ phải cần quan tâm đặc biệt đến dinh dưỡng hàng ngày của mình để kịp thời khắc phục dưới sự tư vấn của bác sĩ.
Vậy mức tăng cân của bà bầu như thế nào là chuẩn? Bí quyết tăng cân hợp lý là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Bà bầu nên tăng cân theo mức nào là hợp lý?
Mức cân nặng hợp lý của phụ nữ so với trước khi mang thai:
– Mức tăng từ 11,3 đến 16 kg dành cho phụ nữ có cân nặng bình thường trước thời điểm mang thai.
– Mức tăng từ 12,7 đến 18,3 kg nếu trường hợp phụ nữ bị tình trạng thiếu cân trước khi mang thai.
– Mức tăng từ 7 đến 11,3 kg khi các mẹ bầu thừa cân lúc trước khi mang thai.
– Mức tăng từ 16 đến 20,5 kg với trường hợp song thai.
Dựa vào bảng cân nặng thai nhi, các mẹ sẽ biết được tình trạng sức khỏe và tốc độ phát triển của đứa con trong bụng thế nào để từ đó có chế độ ăn uống hợp lý và xây dựng lối sống khoa học. >> Bà bầu ăn gì để…
Mức tăng cân khi mang thai hợp lý:
– Mức tăng 1 kg, sau 3 tháng đầu mang thai.
– Mức tăng 5 kg, sau 3 tháng giữa mang thai.
– Mức tăng 6 kg, sau 3 tháng cuối mang thai
– Mức tăng từ 0,3 đến 0,5 kg mỗi tuần đối với 3 tháng giữa thai kỳ, và tháng cuối trước khi sinh
Trường hợp tăng cân không đúng theo khuyến cao, tăng cân quá ít hoặc quá nhiều, ta cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để được tư vấn đúng hơn về tinh hình sức khỏe, hướng khắc phục hiệu quả. Nhìn chung, nguyên nhân chính gây tăng cân bất hợp lý chủ yếu là do các mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học. Do đó, cách tốt nhất để cải thiện tình trạng này vẫn là chị em phụ nữ cũng như người thân trong gia đình cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho bà bầu.
Bí quyết làm chậm quá trình tăng cân thiếu hợp lý khi mang thai
– Khi mang thai, nếu tăng cân một cách không hợp lý có thể gây nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, sinh non hết sức nguy hiểm.
– Trường hợp tăng quá ít cân có thể gây suy dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai, gây sinh non.
– Đảm bảo cung cấp đầy đủ axit folic, canxi, vitamin D trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
– Ưu tiên nhóm thực phẩm giàu chất đạm có trong thịt, cá, tôm…
– Bổ sung các thành phần vitamin, chất khoáng, chất xơ, bổ sung nước có trong rau xanh, trái cây giúp tăng cân hợp lý. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn hỗ trợ hệ tiêu hóa và hệ bài tiết hoạt động hiệu quả.
– Chủ động chia nhỏ khẩu phần ăn uống đều các bữa ăn trong ngày, khi ăn cần nhai kỹ, từ tốn, không nên ăn quá no.
– Kết hợp luyện tập thể dục vừa sức để phòng tăng cân quá mức, nhất là áp dụng việc đi bộ 30 phút mỗi ngày, bơi lội hàng tuần. Chính những điều này không chỉ hỗ trợ tăng cân an toàn mà còn hỗ trợ giảm các cơn đau lưng, áp lực, căng thẳng trong khi mang thai, giữ tinh thần luôn thoải mái.
– Tránh xa các loại thực phẩm được chiên xào với nhiều dầu mỡ… Nhóm thực phẩm này gây nguy cơ tăng cân thiếu hợp lý khi mang thai mà chúng còn có nhiều khả năng khiến chị em phụ nữ dễ mắc các bệnh về tim mạch, bệnh ung thư nếu dầu mỡ được sử dụng qua nhiều lần chiên, xào.
– Nếu đang trong thời kỳ tăng cân vượt mức khi đang mang thai, cần hạn chế sử dụng sữa nguyên chất.
– Không ăn thực phẩm quá mặn hay quá ngọt.
– Ưu tiên sử dụng rau xanh để chế biến các món luộc, nấu canh giúp thanh lọc cơ thể, tránh gây tăng cân vượt mức.
– Các mẹ bầu có thể áp dụng cách thức sau đây: Mỗi ngày ăn 1 bát cơm, uống khoảng 1 lít sữa tươi không đường, ăn các loại trái cây thanh mát giúp kiểm soát cân nặng của cơ thể một cách hiệu quả.
– Cân nhắc việc sử dụng nước ép trái cây sao cho điều độ, tránh dùng quá mức khắp các thời điểm trong ngày sẽ rất dễ gây tăng cân vượt mức.
– Giảm lượng tinh bột cung cấp cho cơ thể. Chị em phụ nữ khi mang thai có thể sử dụng khoai lang khi đói vì những lý do sau đây:
+ Khoai lang không làm tăng đường huyết trong cơ thể, giảm các cơn mệt mỏi và hạn chế tăng cân. Thành phần đường trong khoai lang có khả năng cần bằng năng lượng hợp lý cho cơ thể.
+ Khoai lang giàu chất xơ giúp hoạt động trao đổi chất, tiêu hóa, bài tiết tốt.
+ Thành phần protein trong khoai lang có sức mạnh ức chế căn bệnh ung thư ruột, ung thư trực tràng.
+ Ngoài ra, trong khoai lang còn chứa các loại vitamin D, vitamin C, sắt, magie, kali, carotene…
– Sử dụng các món cháo cá, cháo gà, cháo bí đỏ, cháo ngao, cháo thịt bò…
– Nếu các mẹ bầu khi mang thai mà gặp trường hợp tăng cân quá ít so với khuyến nghị, chúng ta cần lưu ý bổ sung nguồn dinh dưỡng sau đây:
+ Chất đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa…
+ Bổ sung các loại chất béo chứa trong dầu, mỡ, đậu lạt…
+ Bổ sung nhiều sữa, các loại nước ép trái cây…
Mang thai là cả một quá trình chúng ta chú trọng nhiều đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Trong đó, sữa là thành phần quan trọng không thể thiếu. Thế nhưng sữa cho bà bầu cần lựa chọn loại nào và uống vào thời điểm nào thì không phải…
Vấn để tăng cân khi mang thai có tầm ảnh hưởng rất lớn đến cả mẹ lẫn bé. Do đó, chị em phụ nữ cần tích cực tăng cân theo khuyến nghị của bác sĩ để đảm bảo con trẻ sinh ra đời phát triển tốt nhất. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh.
Theo Dinhduong.online tổng hợp