Cách làm sữa chua nếp cẩm đúng vị Hà Nội không hề khó, quan trọng là bạn hãy chịu khó học công thức và thực hiện một cách khéo léo. Món tráng miệng này dạo gần đây đã “làm nức lòng” giới trẻ, đặc biệt vào những ngày hè.
Xem nhanh
Chuẩn bị nguyên liệu
- 200gr gạo nếp cẩm
- 600ml nước lạnh
- Một chút xíu muối
- 100gr đường phèn hoặc đường thường
- 2 lá dứa (lá nếp)
- 1 hộp sữa chua bạn có thể tự làm hay mua.
Cách làm sữa chua nếp cẩm
Cách làm sữa chua nếp cẩm chuẩn vị Hà Nội gồm 4 bước đơn giản:
Bước 1: Nếp cẩm vo sạch, ngâm với nước ấm vài tiếng hay qua đêm. Sau đó xả qua nước lạnh.
Bước 2: Nếp cẩm, chút xíu muối và nước, lá dứa, cho vào nồi, bắt lên bếp nấu với lửa vừa.
Bước 3: Khi nước bắt đầu hơi cạn và nếp chín, bạn hãy cho nước cốt dừa vào nấu thêm 15 phút.
Bước 4: Cuối cùng cho đường vào tiếp tục nấu với lửa nhỏ thêm 10 phút nữa, thấy nước đường sánh, hạt nếp bóng mượt hơi nhão là tắt bếp, để nguội.
Nếp cẩm cho ra ly/ chén, đổ sữa chua vào, trang trí lá bạc hà. Với cách làm sữa chua nếp cẩm này, cả nhà bạn sẽ có được một món giải nhiệt vô cùng hấp dẫn.
Công dụng trên cả tuyệt vời của nếp cẩm
Nếp cẩm còn được gọi là “bổ huyết mễ”, là một loại gạo có thành phần dinh dưỡng rất cao. So với các loại gạo khác, nếp cẩm có hàm lượng protein cao hơn 6,8% và chất béo cao hơn 20%. Không chỉ thế, nó còn chứa tới 8 loại axit amin cùng carotene và các nguyên tố vi lượng cần thiết. Chính vì vậy, thực phẩm này góp phần lớn trong việc bảo vệ và mang đến giá trị sức khoẻ, đặc biệt là những người gầy, người muốn tăng cân.
Với những cách ủ sữa chua đơn giản dưới đây, sẽ giúp cho bạn có những mẻ sữa chua ngon đúng chuẩn, hợp vệ sinh ngay tại nhà. Cách làm sữa chua dẻo vị lựu cực ngon cực lạ Học cách làm sữa chua mít mát lạnh tại nhà Sữa…
1. Tốt cho tim mạch
Theo các nghiên cứu khoa học, trong men gạo nếp có chứa hoạt chất lovastatin và ergosterol. Đây được coi là hai thành phần chính giúp hạn chế tai biến tim mạch, đồng thời tái tạo các mạch máu. Hơn nữa, các loại thuốc chữa tim mạch được chế tạo từ men rượu nếp cẩm cũng không gây ra các phản ứng phụ như dị ứng, mẩn ngứa, buồn nôn… Vì vậy, nó mang lại những hiệu quả rất tốt đối với bệnh nhân, nhất là những người phẫu thuật tai biến mạch máu não. Ngoài ra, rượu nếp cẩm còn giúp giảm lượng cholesterol trong máu, rất tốt cho những người có vấn đề về tim mạch hay huyết áp.
2. Dễ tiêu hóa, làm ấm bụng
Nếp cẩm là một món ăn có vị ngọt, tính ẩm, dễ tiêu hóa, làm ấm bụng. Vì thế, cơm nếp cẩm rất tốt đối với những người có vấn đề về tiêu hóa hoặc mắc các căn bệnh về dạ dày. Trong thực phẩm này cũng chứa nhiều chất xơ không hòa tan, có tác dụng chữa một số bệnh ung thư tuyến tính, trực tràng. Đặc biệt, nếp cẩm còn có công dụng tăng bổ sung hàm lượng sắt cho cơ thể. Bạn có thể kết hợp món ăn này với một số thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt nạc… để có thể đạt được hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, các món ăn từ nếp cẩm như xôi, cơm rượu nếp cẩm chính là những bài thuốc quý có tác dụng bổ máu, kích thích tiêu hóa, trừ giun sán… nữa đấy!
Thời gian gần đây có một trào lưu đã và đang dậy sống ở nhiều chị em phụ nữ là nấu và thưởng thức nước gạo rang Hàn Quốc ngay tại nhà. Sở dĩ loại thức uống này được nhiều người thích thú là bởi vị thanh mát, bổ dưỡng,…
3. Tác dụng làm đẹp
Lớp màng đen bên ngoài của nếp cẩm chứa nhiều vitamin E. Đặc biệt, rượu nếp cẩm lên men còn chứa nhóm vitamin B cùng nhiều vi chất có lợi khác. Vì thế, loại gạo này còn được sử dụng với mục đích làm đẹp, giúp làm ẩm và phục hồi làn da một cách hiệu quả.
Sữa chua nếp cẩm là hai món ăn rất được giới trẻ yêu thích trong những ngày hè nóng bức khó chịu. Chỉ cần thưởng thức 1 ly sữa chua dẻo hoặc nếp cẩm thôi cũng đủ cảm thấy thoải mái bởi hương vị thơm ngon và mát lạnh. Các bạn cũng có thể tham khảo cách làm sữa chua dẻo ngay tại nhà để tha hồ thưởng thức nhé!
Theo Dinhduong.online tổng hợp